Page 258 - Maket 17-11_merged
P. 258
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1:500, song song với quy hoạch và phát triển nông thôn mới sạch sẽ, văn minh, ít bê tông
hóa và cần có khu nghĩa địa cho nông thôn miền Nam.
Phát triển hệ thống thông tin cho mọi người dân về điều kiện an toàn thực phẩm,
tiêu chuẩn thực phẩm/ dịch vụ chứng nhận, và giá cả thị trường. Phát triển hệ thống quản
lý quy trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo chuẩn VietGAP và nguồn gốc sản phẩm
nông nghiệp dựa trên kỹ thuật Chuỗi khối (Blockchain) để đảm bảo chất lượng xuất khẩu
và an toàn thực phẩm.
Thay đổi tư duy của người nông dân, dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp và phổ
biến các giải pháp nông nghiệp sinh thái. Chăn nuôi phục vụ trồng trọt và ngược lại trong
vòng tuần hoàn. Cần thúc đẩy phát triển các HTX hiện đại như một doanh nghiệp để có
thể trồng một vài loại phù hợp với vùng đất và khí hậu để xuất khẩu. Xây dựng và phát
triển hệ thống quản lý số các HTX, doanh nghiệp trong địa bàn các tỉnh theo danh mục
sản phẩm và dịch vụ. Đồng bằng Sông Cửu Long tiếp tục nghĩ ra các giải pháp để đối
phó với biến đổi khí hậu như thế nào với sự trợ giúp của Công nghệ số. Cần áp dụng kỹ
thuật tiên tiến để chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp tốt hơn và lâu hơn, không
bị động với thị trường. Thường sản phẩm chế biến dễ vận chuyển và giá trị cao hơn rất
nhiều. Trong nông nghiệp, ngành thuỷ sản có tiềm năng lớn để phát triển công nghệ
thông minh vì có giá trị cao và chiụ tác động mạnh của các yếu tố bên ngoài.
3. Giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp
3.1 Cơ cấu theo nhóm sản phẩm
3.1.1 Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia
Tập trung đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn
với công nghiệp chế biến nông sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững. Ưu tiên
nguồn lực đầu tư để thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng KHCN, xây dựng các chuỗi
giá trị gắn với hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và phát
triển thương hiệu quốc gia. Tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đầu tư phát triển
các sản phẩm chủ lực quốc gia; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và các hoạt động xúc tiến thương
mại, phát triển thị trường nhằm tháo gỡ các rào cản thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.
Trong 10 năm tới, đối với 13 sản phẩm quốc gia đã được xác định là gạo; cà phê; cao
su; điều; hồ tiêu; chè; rau, quả; sắn và sản phẩm từ sắn; thịt lợn; thịt và trứng gia cầm;
cá tra; tôm; gỗ và sản phẩm từ gỗ. Chiến lược đối với nhóm 13 sản phẩm quốc gia là cần
tăng cường năng lực cạnh tranh của chuỗi giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu,
xây dựng được thương hiệu Việt Nam cho mỗi sản phẩm và hưởng ứng tiếp cận Mỗi
nước một sản phẩm chủ lực quốc gia (OCOP) do FAO đề xuất năm 2021. Các sản phẩm
nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam cần thể hiện được tính minh bạch, trách
nhiệm và bền vững theo cam kết của Chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh Hệ thống thực
256