Page 253 - Maket 17-11_merged
P. 253
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
cho đầu ra, đồng thời giúp tăng nhanh giá trị gia tăng của sản xuất NLTS. Những năm
qua, thực trạng phát triển công nghiệp chế biến còn nhiều bất cập, do đó, tác động của nó
đến sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, thể hiện ở các mặt sau:
- Tác động đến thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mạnh, do chưa thay đổi
được đầu ra cho hàng hóa nông sản. Công nghiệp chế biến chưa kịp phát triển để thích
ứng trong tiêu thụ những nông sản được khuyến khích chuyển đổi trong cơ cấu sản xuất,
tạo nên hiệu quả thực tế của chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
- Đóng góp làm tăng giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa còn hạn chế. Công nghiệp
chế biến NLTS phát triển chưa đủ mức đáp ứng yêu cầu của tăng trưởng bền vững. Nhiều
ngành hàng đang là nút thắt trong chuỗi giá trị. Với một số ngành hàng khâu chế biến chỉ
sử dụng 5-10% sản lượng nông sản nguyên liệu, thể hiện rõ nhất là thịt và rau quả. Các
ngành hàng có khâu chế biến tương đối phát triển như ngành Điều, thủy sản, đồi gỗ, lúa
gạo, cà phê… thì sản phẩm chế biến chủ yếu là sản phẩm thô, chưa làm tăng đáng giá trị
của nông sản.
- Trình độ công nghệ chế biến nông sản chưa cao. Hệ số đổi mới thiết bị trong
những năm qua mới chỉ ở mức 7%/năm, bằng 1/2 đến 1/3 mức tối thiểu của các nước
khác. Nhìn chung, trình độ công nghệ trung bình trở xuống chiếm đến 80% các cơ sở chế
biến các nông sản chủ lực. Tình trạng công nghệ này là nguyên nhân chính khiến GTGT
của sản phẩm chế biến bị hạn chế. Phần lớn (đến 80%) sản lượng nông sản chế biến có
GTGT thấp. Chủng loại sản phẩm chế biến ở cấp độ hàng hóa chưa phong phú.
- Tổ chức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ chưa sâu rộng, hiệu quả chưa cao.
Chưa tạo được gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nông nghiệp.
10. Thúc đẩy đổi mới hệ thống tổ chức, thể chế, chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn
Tác động tổng hợp tất cả các tác động nói trên của CNH, HĐH chính là tác động
đến đổi mới hệ thống tổ chức, thể chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quá
trình CNH, HĐH đất nước cần thúc đẩy đổi mới tu duy về hệ thống tổ chức và thể chế
phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Từ góc nhìn của CNH, HĐH cần chỉ ra những chỗ hổng của thể chế phát triển theo
mô hình kinh tế bao trùm, phát triển bền vững, cũng như sự thiếu hụt, chưa đồng bộ trong
thể chế đảm bảo kết nối nông thôn – đô thị; đánh giá tổng thể thực trạng hệ thống cơ chế,
chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, khoảng cách còn lớn giữa nông thôn và đô
thị cả về thu nhập của người dân và trình độ, năng lực của hệ thống quản lý nhà nước,
nhất là trước yêu cầu mới về xây dựng Chính phủ số, chính quyền số, nông thôn thông
minh. Từ các góc nhìn này làm rõ hơn yêu cầu về hoàn thiện hệ thống thể chế và chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn.
251