Page 250 - Maket 17-11_merged
P. 250
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
tiêu cực, thậm chí kìm hãm đà chất lượng tăng trưởng, phát triển của nông nghiệp, nông
thôn. Trong giai đoạn tới, nhu cầu tất yếu là phải nâng cao năng lực của công nghiệp cơ khí
chế tạo và các ngành hỗ trợ cung ứng đầu vào cho nông nghiệp, nông thôn.
8.1 Vấn đề của cung ứng máy móc, trang thiết bị đầu vào phục vụ CNH, HĐH
Việc cung ứng trang thiết bị, máy móc, vật tư cho nông nghiệp, nông thôn nhiều
năm qua gặp những vướng mắc, hạn chế, do ngành công nghiệp cơ khí chế tạo trong
nước yếu kém có hệ thống. Đánh giá từ khi Đổi mới (1986) đến nay, thấy rằng ngay
trong những năm đầu, ngành cơ khí nói chung, cơ khí nông nghiệp nói riêng bị tác động
mạnh nhất. Đầu tiên do thị trường cơ giới hóa bị mất đi một cách cơ học, Cùng với khoán
hộ bung ra là “cơ giới hóa toàn cuốc”. Hệ thống trạm máy kéo bị giải thể. Công nghiệp
cơ khí nông nghiệp mất phương hướng, phải chuyển sang cơ chế thị trường, phải làm
nhiều ngành nghề khác để tồn tại. Đến khi cơ giới hóa nông nghiệp được phục hồi và
từng bước phát triển, nhưng chủ yếu quy mô nhỏ, ngành công nghiệp chế tạo máy không
kịp trở tay, thiếu nền tảng công nghệ, thiếu nguồn lực phát triển để cạnh tranh được với
máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản.
Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ lẻ, phân tán. Hơn 30 năm qua, đội ngũ doanh nghiệp cơ
khí chế tạo máy phát triển chậm chạp. Chủ lực là TCTy Máy động lực và máy nông ng-
hiệp Việt Nam (VEAM) thuộc Bộ Công Thương, gồm 13 công ty thành viên và 02 Viện
nghiên cứu. Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý 30 đơn vị cơ khí chuyên ngành. Bên cạnh
đó còn có lực lượng ngoài quốc doanh, khoảng 70 doanh nghiệp. Theo cơ cấu, nhiều nhất
là các Công ty hợp danh, liên doanh (chiếm 26,1%); doanh nghiệp tư nhân (16,3%). Các
DNNN chỉ còn 2,2%. Các HTX cơ khí cũng chỉ chiếm 3,3%. Trong tổng số các cơ sở
chế tạo máy và thiết bị phục vụ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ (có từ 10 đến
200 lao động) là chủ yếu, chiếm 53,2%. Doanh nhiệp siêu nhỏ (dưới 10 LĐ) là 35,8%.
Doanh nghiệp vừa (200-300 LĐ) là 4,4%. Còn lại là doanh nghiệp lớn (trên 300 LĐ) chỉ
có 6,6% (Chu Văn Thiện, 2016)
Năng lực công nghệ của ngành công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp còn lạc hậu,
chậm đổi mới và ứng dụng công nghệ. Về trang thiết bị chế tạo, vẫn sử dụng nhiều chủng
loại đã cũ (chiếm 46,5%); đã lạc hậu (5,8%). Trang thiết bị chế tạo hiện đại chiếm tỷ lệ
rất nhỏ (4,7%). Tuy tỷ lệ trang thiết bị tiên tiến (chiếm 41,9%), nhưng số trang thiết bị
này chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, độ chính xác không cao, dẫn đến chất lượng
sản phẩm chế tạo còn thấp: i) Về đổi mới và ứng dụng công nghệ, chỉ có 38,8% cơ sở
thực hiện đổi mới công nghệ, trong đó chỉ có 8% cơ sở đổi mới nhờ ứng dụng kết quả
nghiên cứu KHCN. Còn lại phần lớn (61,2%) không có các hoạt động đổi mới và ứng
dụng công nghệ; ii) Về năng lực thiết kế, hơn 50% doanh nghiệp thiết kế sản phẩm bằng
thủ công, chỉ có số ít mua phần mềm thiết kế (6,8%) và dùng phần mềm thiết kế (42%);
iii) Về năng lực chế tạo, chỉ có 3,4% doanh nghiệp có năng lực chế tạo loạt lớn; 40,2%
248