Page 246 - Maket 17-11_merged
P. 246

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               Với việc đất đai không được tích tụ với quy mô lớn và tập trung vào sản xuất lúa
           gạo với giá trị gia tăng thấp, năng suất đất nông nghiệp của Việt Nam đã tăng trưởng
           chậm lại theo thời gian. Năng suất đất nông nghiệp được tính bằng cách lấy tổng sản
           lượng nông nghiệp theo giá đô la Mỹ năm 2005 chia cho tổng diện tích đất canh tác,
           tính bằng ha được quy đổi tương đương ra “đất canh tác nhờ nước mưa”. Đây là tổng số
           đất canh tác nhờ nước mưa (hệ số 1.0) và đất canh tác có tưới tiêu (hệ số tại châu Á là
           2,9933) và đồng cỏ vĩnh viễn (hệ số tại châu Á là 0,0566) (WB2016). Nếu như trong giai
           đoạn trước năm 2000, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng năng suất đất nông nghiệp khá
           cao chỉ đứng sau Trung Quốc, thì trong giai đoạn 2000-2010 khoảng cách tăng trưởng
           của Việt Nam với các nước đã bị thu hẹp.

                    Hình 14: Năng suất đất nông nghiệp Việt Nam và một số nước






















                                          Nguồn WB, 2016.

               5.3.4. Những vấn đề trao quyền về đất đai cho nông dân

               Hiệu quả sử dụng đất đai trong nông nghiệp, nông thôn cũng có các vấn đề của nó,
           chậm được tháo gỡ do quá trình sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 chưa đáp ứng yêu cầu
           thực tế. Luật này đã và sẽ còn được xem xét sửa đổi qua nhiều kỳ hợp Quốc hội, bởi có
           những nội dung phức tạp, tác động lớn đến xã hội, cần nhiều thời gian để nghiên cứu.
           Vấn đề gốc ở đây là “sở hữu toàn dân”. Với người dân nông thôn, đất đai là máu thịt, là
           nền tảng đầu vào của sự sống, gắn chặt với sự giàu lên hay nghèo đi của người có đất.
           Trong khi hiểu biết về “sở hữu toàn dân” và những ai thực hiện quyền sở hữu này còn
           mơ hồ, bất định.
               Cùng với đó, vấn đề về vai trò của người dân trong thực hiện quyền sở hữu đất đai
           ngày càng nổi cộm. Họ bao đời cha truyền con nối canh tác, giữ gìn và coi đó là “gia
           sản”. Ruộng đất là nơi kết tụ kinh nghiệm sản xuất, tình cảm thân tộc, tình nghĩa quê

                                                244
   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251