Page 242 - Maket 17-11_merged
P. 242

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               Mặc dù vậy, nhìn chung lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp chưa có nhiều chuyển biến
           trong thập kỷ qua. Mặc dù giá trị đầu tư vào ngành nông nghiệp đã tăng, nhưng cũng chỉ thu
           hút được khoảng 6% đầu tư toàn xã hội vào cuối kỳ. Trong đó, nhà nước là chủ thể đầu tư
           vào nông nghiệp lớn nhất.
               Một điểm đáng lưu ý nữa là cơ cấu đầu tư công chậm thay đổi, chưa phù hợp với định
           hướng của Nghị quyết Tam nông và đặc biệt là Đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Theo hai văn
           bản này thì đầu tư công cần được tái cơ cấu theo hướng giảm bớt tỷ trọng đầu tư vào khâu
           sản xuất (đặc biệt là cơ sở hạ tầng thủy lợi) và tập trung nhiều vào KHCN và các khâu sau
           thu hoạch (chế biến sâu, quản lý chuỗi, thương mại hóa sản phẩm). Trong thực tế, cơ cấu
           đầu tư công (phần do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý) không có nhiều thay đổi giữa hai
           giai đoạn 2006–2010 và 2011–2014, khi tỷ trọng của đầu tư cho thủy lợi vẫn chiếm đến 86%
           vào giai đoạn sau. Việc thiếu đầu tư vào KHCN và các khâu sau thu hoạch đang là nút thắt
           nghiêm trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh của các nông sản, cũng như tăng cường
           khả năng tiếp cận với các thị trường lớn có giá trị cao.
               Đầu tư của khu vực tư nhân và FDI tuy có tăng lên, nhưng vẫn còn rất nhỏ bé. Năm
           2017, cả nước có thêm hơn doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp được thành lập mới,
           nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp lên hơn 5 600 doanh nghiệp. Mặc
           dù vậy, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này vẫn ở mức khiêm tốn, chỉ chiếm hơn
           1% số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Trên 95% các doanh nghiệp đầu tư vào
           ngành nông nghiệp hiện nay có quy mô vừa và nhỏ.
               Quy mô vốn bình quân trong các doanh nghiệp nông nghiệp trong nước năm 2016 tăng
           gấp gần 3 lần so với năm 2005, đạt 35,8 tỷ đồng/doanh nghiệp nhưng vẫn chỉ bằng một nửa
           so với vốn bình quân doanh nghiệp cả nước (72,82 tỷ đồng/doanh nghiệp). Vốn đầu tư hàng
           năm của các doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên tổng vốn đầu tư của
           các doanh nghiệp trên cả nước.  Năm 2014, tỷ lệ này đạt cao nhất là 1,44% nhưng đến năm
           2016 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 0,94%. Trong khi đó, vốn đầu tư tài chính dài hạn của
           các doanh nghiệp nông nghiệp cũng chỉ chiếm dưới 1,6% của tổng số các doanh nghiệp tại
           Việt Nam. Tương tự, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp hiện nay cũng
           rất thấp và không ổn định. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (2019), tính đến tháng 2/2019, đầu
           tư lũy kế FDI vào nông nghiệp chỉ ở mức 3,5 tỷ USD với 514 dự án, chiếm dưới 1% tổng
           đầu tư FDI vào Việt Nam.
               5.2 Nguồn lực lao động nông nghiệp, nông thôn

               Hiện nay, mặc dù lực lượng lao động nông thôn đông đảo, nhưng trình độ văn hóa,
           chuyên môn còn hạn chế, chỉ có khoảng 9% lao động có trình đồ đại học, trong khi 80% lao
           động chưa qua bất kỳ một khoá đào tạo chuyên môn nào. Khả năng hấp thu lao động của
           khu vực công nghiệp và dịch vụ còn yếu, nên quá trình rút lao động ra khỏi nông nghiệp
           diễn ra chậm. Trong giai đoạn 2000-2016, lao động nông nghiệp chỉ giảm được khoảng

                                                240
   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247