Page 238 - Maket 17-11_merged
P. 238
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
cấu thu nhập hộ và của nền kinh tế nông thôn. Vì vậy thúc đẩy tốt mối quan hệ thành
thị nông thôn là góp phần phát triển bền vững kinh tế nông thôn. Phát triển nông thôn,
xây dựng NTM bền vững trong giai đoạn tới rất cần đến kết nối nông thôn – đô thị hài
hòa. Đó là giải pháp hữu hiệu khắc phục sự phát triển chênh lệch giữa nông thôn và đô
thị, góp phần điều chỉnh các quan điểm tách biệt giữa hai khu vực theo các học thuyết
tăng trưởng kinh tế cổ điển cũ. Mô hình kết nối tối ưu nông thôn – đô thị dựa trên tính
hiệu quả của sự kết nối, mà nó phụ thuộc vào sự đồng nhất về trình độ phát triển kinh tế
xã hội; độ bền vững của các khu định cư; khả năng tiếp cận của khu vực nông thôn; độ
hoạt động của các luồng chuyển dịch kết nối. Do đó cần quan tâm đến một số vấn đề sau
trong bối cảnh CNH, HĐH:
Tái cấu trúc lãnh thổ từ mô hình “lãnh thổ phân lập” sang mô hình “lãnh thổ
tích hợp”. Yêu cầu này đòi hỏi quá trình CNH, HĐH và ĐTH đất nước phải tác động
tích cực đến việc xác định lại hệ thống các vùng kinh tế lãnh thổ tổng hợp, hình thành hệ
thống các cực tăng trưởng dựa vào các vùng thành phố lớn và hệ thống các đô thị trung
tâm, và phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng theo hướng hiện đại, đồng bộ, thuận lợi cho
việc tiếp cận kết nối 04 vùng kinh tế, sâu chuỗi các quần cư đô thị - nông thôn và các
vùng thành phố lớn cấp quốc gia.
Phát triển, nâng cao năng lực sức cạnh tranh các đô thị và điểm dân cư nông
thôn. Yêu cầu này đòi hỏi quá trình CNH, HĐH và ĐTH đất nước phải tác động tích
cực đến tiến trình thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM, hình thành mạng lưới
ĐT xanh, ĐT thông minh, ĐT tuần hoàn, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, tăng
cường sức kiên cường, độ bền vững của các ĐT, áp dụng các hình thức nông nghiệp đô
thị (urban farming) dựa trên các mô hình: kinh tế HTX, trang trại hoặc các tổ hợp nông –
công nghiệp và dịch vụ, gắn kết sản xuất nông nghiệp với kinh tế vùng, phát triển du lịch
sinh thái, văn hóa, trải nghiệm và nghỉ dưỡng ở nông thôn, phát triển nông nghiệp CNC,
nông nghiệp sinh, nông nghiệp đô thị, phát triển và kiểm soát các hoạt động SX, dịch vụ
của khu vực phi chính thức, tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các
NGO và sự tham gia của cộng đồng, phân bố và phát triển các trung tâm thương mại, cơ
sở sản xuất – dịch vụ ra vùng nông thôn.
Nâng cao năng lực quản trị, tăng cường kết nối đô thị - nông thôn. Yêu cầu này
đòi hỏi quá trình CNH, HĐH và ĐTH đất nước phải tác động tích cực đến việc tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sự cần thiết kết nối nông thôn – đô thị, thông qua
việc áp dụng các mô hình, giải pháp “cầu nối” nông thôn – đô thị, đổi mới thể chế công
tác quy hoạch đô thị - nông thôn và nâng cao năng lực chính quyền các cấp, đặc biệt là
cấp cơ sở, phát huy vai trò của xã hội công dân, tạo điều kiện tham gia cho dân cư vào
các hoạt động “cầu nối” nông thôn – đô thị, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế, học
tập và cập nhật các mô hình tiến bộ về kết nối nông thôn - đô thị.
236