Page 236 - Maket 17-11_merged
P. 236
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
đỉnh về Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) của Liên hợp quốc năm 2021 nhằm giúp
định hướng cho Hệ thống lương thực thực phẩm và chung tay hành động để đạt được
các Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Việt Nam đã chủ động hưởng ứng lợi
kêu gọi này.
Chủ đề của đối thoại là Hệ thống LTTP Việt Nam, các lộ trình hướng tới các hệ
thống thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững hơn đến năm 2030. Nội dung
của các cuộc Đối thoại về Hệ thống Lương thực Thực phẩm (LTTP) của Việt Nam từ góc
độ quốc gia và cấp vùng tập trung vào 5 Lộ trình hành động chính để chỉ ra những thách
thức, cơ hội, các giải pháp ưu tiên cần lựa chọn là: (1) Đảm bảo mọi người tiếp cận được
thực phẩm an toàn và dinh dưỡng; (2) Chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững; (3) Đẩy
mạnh sản xuất LTTP bền vững; (4) Chuỗi giá trị cạnh tranh, bao trùm và công bằng; (5)
Tăng khả năng chống chịu với các cú sốc, sức ép. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
quốc gia và các tác nhân trong Hệ thống Lương thực thực phẩm nhằm tạo ra những thay
đổi sâu rộng của cả hệ thống. Việc này sẽ giúp làm tốt hơn công tác xoá đói giảm nghèo,
đảm bảo an ninh lương và dinh dưỡng ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và
nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là đối tượng phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, cũng là cơ hội
để kết nối, phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực của Việt Nam theo hướng minh bạch,
trách nhiệm, bền vững. Đây là một trong những nội dung chủ đạo của nông nghiệp, nông
thôn và nông dân trong thập niên tới.
2.4 Xu hướng nông nghiệp gia đình làm trọng tâm để đạt được SDGs
Ở cả các nước phát triển và đang phát triển, nông nghiệp gia đình đại diện cho hình
thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu cũng như nguồn lương thực thực phẩm chính. Nông
dân gia đình bao gồm nông dân, người bản địa, cộng đồng truyền thống, ngư dân, nông
dân miền núi, người chăn thả gia súc và nhiều nhóm khác đại diện cho mọi khu vực và
quần xã trên thế giới. Ở nước ta nông nghiệp gia đình được biết đến là kinh tế hộ nông
dân đã tồn tại từ 1988 đến nay.
Với sự không đồng nhất lớn của nông dân gia đình trên khắp thế giới, không có
định nghĩa cụ thể về nông nghiệp gia đình. Nó có thể được coi là một phương tiện tổ
chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chăn thả gia súc và nuôi trồng thủy sản được quản
lý và điều hành bởi một gia đình và chủ yếu dựa vào nguồn vốn và lao động của gia đình,
bao gồm cả nam và nữ giới (FAO, 2014).
Gia đình và trang trại có mối liên kết chặt chẽ, trong đó gia đình cung cấp lực lượng
lao động chính và kiểm soát các nguồn lực chính mà trang trại dựa vào. Gia đình và trang
trại đại diện cho một sự thống nhất liên tục cùng phát triển, hoàn thành các chức năng
kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa trong mạng lưới lãnh thổ của họ. Đây là hình thức
trực canh, lao động khai thác đất đai trực tiếp và được coi là hiệu qủa và bền vững nhất.
234