Page 237 - Maket 17-11_merged
P. 237

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

               Nông dân gia đình, xét về bản chất đa chức năng của họ, đóng một vai trò quan
           trọng trong việc đóng góp cho an ninh lương thực và dinh dưỡng, quản lý tài nguyên
           thiên nhiên, đảm bảo sự gắn kết của cộng đồng nông thôn và bảo tồn di sản văn hóa.
           Họ sản xuất phần lớn lương thực thực phẩm của thế giới, cung cấp chế độ ăn uống lành
           mạnh, đa dạng và phù hợp với văn hóa. Họ là những nhà đầu tư chính trong lĩnh vực
           nông nghiệp, và họ đang đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế nông thôn. Nông
           dân gia đình không có nghĩa là chỉ có quy mô nhỏ, họ có thể đầu tư công nghệ và quản
           lý vài trăm, vài ngàn ha chỉ với lao động gia đình là chính.
               Nông dân gia đình tăng cường hòa nhập kinh tế xã hội, cải thiện sinh kế nông thôn,
           cung cấp dịch vụ toàn diện và tạo ra các giải pháp thị trường sáng tạo liên kết khu vực
           thành thị và nông thôn. Họ là những người giám sát đa dạng sinh học cho thực phẩm và
           nông nghiệp, đảm bảo sự liên tục của tài nguyên thiên nhiên trong khi tăng cường sự
           phối hợp giữa cây trồng, vật nuôi và cây cối cho các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm
           bền vững, chống chịu với BĐKH và hướng dinh dưỡng.Họ liên kết quá khứ, hiện tại và
           tương lai, truyền tải kiến  thức địa phương và truyền thống, bản sắc, di sản văn hóa và các

           giá trị xã hội, và thúc đẩy công bằng xã hội và phúc lợi cộng đồng. Bắt nguồn từ cộng
           đồng của họ, họ có cơ sở tốt để đưa ra các giải pháp theo ngữ cảnh, toàn diện và lâu dài
           cho các vấn đề phát sinh.
               Nhiều kinh nghiệm trên thế giới đã khẳng định, nông dân gia đình có thể đóng
           một vai trò quan trọng trong việc đồng thời đóng góp cho sự bền vững về kinh tế, môi
           trường, xã hội và văn hóa của nông nghiệp và nông thôn. Thập niên nông nghiệp gia
           đình Liên hợp quốc 2019-2028 (UNDFF) đóng vai trò là khuôn khổ cho các quốc gia
           xây dựng chính sách công và đầu tư để hỗ trợ nông nghiệp gia đình từ góc độ toàn diện,
           giải phóng tiềm năng chuyển đổi của nông dân gia đình để góp phần đạt được các Mục
           tiêu phát triển bền vững (SDG). Nông dân gia đình trong nền nông nghiệp hiện đại sẽ
           là chủ thể, hướng đến xây dựng các trang trại gia đình, ứng dụng công nghệ, nông dân
           được đào tạo chuyên nghiệp và trở thành người làm nông nghiệp (farmer) như mọi
           nghề nghiệp trong xã hội chứ không phải là là người nông dân tự cấp như trước kia
           (paysan).

               IX. NHỮNG TÁC ĐỘNG CẦN THIẾT CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
           ĐẠI HÓA  ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI
           ĐOẠN 2021-2030 VÀ ĐẾN NĂM 2045

               1. Tác động cần thiết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giải quyết các
           vấn đề cơ bản của mối quan hệ nông thôn - đô thị
               Khái niệm đô thị hoá nông thôn có bản chất là thúc đẩy phát triển kinh tế phi nông
           nghiệp trong nông thôn, giảm bớt sự phụ thuộc của thu nhập vào nông nghiệp trong cơ


                                                235
   232   233   234   235   236   237   238   239   240   241   242