Page 232 - Maket 17-11_merged
P. 232
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1.2.3 Xu hướng sản xuất nhiều hơn từ ít hơn thông qua nông nghiệp sinh thái
Sản xuất nông nghiệp hiện đại cần giảm thâm dụng tài nguyên tự nhiên và gỉam ô
nhiễm môi trường. Năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa được quyết định bởi 2
yếu tố chủ đạo, đó là chất lượng và giá thành. Do vậy, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài
nguyên, giảm chi phí đầu vào là yêu cầu hết sức cấp bách, nhất là trong điều kiện giá vật
tư, năng lượng, lao động ngày càng tăng cao. Theo đánh giá của Samarendu Mohanty
(2014), chi phí phân bón và thuốc BVTV của Việt Nam cao nhất trong các nước điều
tra. Điều này làm cho lãi thuần chỉ đạt 419 USD/ha, tương đương Ấn Độ, song thấp hơn
Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Philipin.
Sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt thường dựa vào tài nguyên và thâm canh.
Tuy nhiên, với Việt Nam, lợi thế về tăng diện tích không còn nữa nên chỉ có con đường
duy nhất là thâm canh tăng năng suất thông qua sử dụng giống mới năng suất cao (kể
cả giống lai), tăng lượng phân bón sử dụng.
Việc sử dụng phân bón nhiều, tăng vụ cũng dẫn tới áp lực về sâu, bệnh cao hơn và
cần sử dụng nhiều thuốc BVTV hơn. Theo Cục BVTV (Lê Bền, 2018), thì trong giai
đoạn 2010-2017, khối lượng thuốc BVTV nhập khẩu của Việt Nam đã tăng gần 1,8 lần.
Việt Nam hiện nay nhập khẩu thuốc BVTV nhiều nhất khu vực Đông Nam Á (FAO,
2020).
Ngoài vật tư, chi phí về lao động trong cơ cấu giá thành của nông sản cao vừa do mức
độ cơ giới hóa thấp vừa do năng suất lao động thấp. Hiện nay, cơ giới hóa trong sản xuất lúa,
cây trồng có diện tích lớn nhất mới 25% cho khâu gieo sạ/cấy, phòng trừ sâu bệnh đạt 68%,
thu hoạch đạt 60% và sấy chủ động 55%. Tất nhiên, mức độ cơ giới hóa chưa cao do đất quá
manh mún, dồn điền đổi thửa còn hạn chế (Hiện nay cả nước có 13,8 triệu hộ nông dân với
78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ). Với cây trồng chủ lực như cà phê, cao su. hồ tiêu, điều, cây ăn
quả, tỉ lệ cơ giới hóa còn rất thấp, nhất là trong khâu chăm sóc và thu hoạch.
Để thay đổi tư duy thâm canh, thế giới có xu hướng chuyển đổi sang thâm canh sinh
thái (Cách mạng xanh hai lần). Theo xu hướng nông nghiệp sinh thái này, Việt Nam đã
có nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, trong đó
phảỉ kể đến các chương trình như quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bón phân cân đối,
Bón phân theo vùng đặc thù, canh tác lúa cải tiến (SRI), “Ba giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5
giảm”, sản xuất lúa bền vững (SRP)…Tuy nhiên, các chương trình dự án này chưa nhân
rộng được trên quy mô lớn, do chỉ coi đây là các quy trình kỹ thuật thông thừơng mà
thiếu chính sách về tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp sinh thái.
1.2.4 Xu hướng sinh học hóa và hữu cơ hóa sản xuất nông nghiệp
Đây cũng là một xu hướng thuộc về nông nghiệp sinh thái. Sản xuất nông nghiệp theo
hướng sinh thái bền vững dựa trên nền tảng của sinh học và hữu cơ là xu hướng ngày càng
230