Page 229 - Maket 17-11_merged
P. 229

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           vậy, nền nông nghiệp này đã bao gồm cả nông nghiệp tuần hoàn cũng như xu hướng “sản
           xuất nhiều hơn từ ít hơn”. Tăng trưởng xanh cũng dựa trên 3 trụ cột tương tự như sản xuất
           bền vững, đó là: Tăng trưởng kinh tế bền vững, xây dựng xã hội bền vững và bảo vệ môi
           trường, tương tự như chuyển từ “nền nông nghiệp sản lượng cao, hiệu quả kinh tế cao”
           sang “nền nông nghiệp sinh thái, trách nhiệm, bền vững” có sự hỗ trợ của công nghệ chính
           xác, công nghệ số.
               Nhận thức được vai trò của việc xây dựng và thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh,
           ngày 25/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê
           duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh với mục tiêu rất cụ thể là: “Tăng trưởng
           xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo
           trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính
           dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”. Căn cứ
           Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 ban
           hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh và  Bộ Nông nghiệp và PTNT
           cũng ban hành Quyết định số 923/QĐ-BNN-KH ngày 24 tháng 3 năm 2017, Ban hành Kế
           hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành Nông nghiệp và PTNT.

               1.2.2 Xu hướng nông nghiệp tuần hoàn
               Khái niệm về kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) được nêu ra từ cuối những năm
           1970s bởi Ellen MacArthur Foundation. Tuy nhiên, định nghĩa đầy đủ có thể coi là của
           Geissdoerfer Martin và cộng sự (2016) như sau: Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống tái
           sinh mà trong đó tài nguyên đầu vào và chất thải, khí thải, năng lượng thất thoát được
           giảm tối đa bởi quá trình làm chậm lại, kết thúc và hạn chế nguyên vật liệu, năng lượng
           của vòng tròn sản xuất. Quá trình này có thể đạt được thông qua thiết kế và duy trì lâu dài
           các hoạt động: Sửa chữa (Repair), Tái sử dụng (Reuse), Tái sản xuất (Remanufacturing)
           Tân trang (Refurbishment), và Tái chế (Recycling).
               Mục đích của kinh tế tuần hoàn là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm,
           nhằm gia tăng giá trị. Nguyên tắc cơ bản của kinh tế tuần hoằn là: Tất cả các “phế thải”
           của quá trình sản xuất đều được coi như nguyên vật liệu của các quy trình sản xuất sản
           phẩm khác. Cách tiếp cận này là đối lập với kinh tế tuyến tính (linear economy), trong đó
           thâm canh (tăng đầu tư) là yếu tố quan trọng nhất và tài nguyên chỉ di chuyển một chiều,
           từ khai thác, sản xuất, sử dụng và loại bỏ sau đó như chất thải, dẫn đến việc lãng phí tài
           nguyên và tạo ra một lượng phế thải khổng lồ.

               Nông nghiệp tuần hoàn (circular agriculture) hay khái niệm về tuần hoàn trong hệ
           thống nông nghiệp (circular food system) bắt nguồn từ sinh thái công nghiệp (Jurgilev-
           ich và cộng sự 2016); mục tiêu là để hạn chế sử dụng tài nguyên và giảm phát thải nhà
           kính vào môi trường bằng việc tổ chức sản xuất theo vòng tuần hoàn khép kín. Với khái
           niệm nêu trên có thể nói Nông nghiệp tuần hoàn đã tồn tại hàng ngàn ở Việt Nam trong

                                                227
   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234