Page 225 - Maket 17-11_merged
P. 225
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Cơ hội (O) Thách thức (T)
- Phát triển nguồn vốn con người và kỹ năng - Môi trường kinh tế vĩ mô không thuận lợi,
dựa trên cộng đồng người Việt khá lớn. kinh tế tăng trưởng chậm dần.
- Tạo lập khu vực doanh nghiệp năng động và - Không thực hiện thành công cải cách thể chế
có năng lực đổi mới sáng tạo. và môi trường kinh doanh thông qua cải cách
hệ thống ngân hàng và chống tham nhũng.
- Đa dạng hoá và thúc đẩy nền kinh tế.
- Chảy máu chất xám gia tăng.
- Phát triển quan điểm lành mạnh về chấp nhận - Không sẵn sàng cho cạnh tranh quốc tế.
rủi ro. - Nguy cơ bẫy thu nhập trung bình đang hiển
- Nâng cao hiệu lực của hệ thống đổi mới sáng hiện.
tạo về tác động kinh tế - xã hội. - Sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ môi
- Tăng cường tăng trưởng cho mọi người. trường quốc tế do xu hướng mở cửa và thực
hiện các hiệp định thương mại tự do
VIII. DỰ BÁO XU HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 2021- 2030 VÀ ĐẾN 2045
1. Dự báo các xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của toàn cầu tác động
đến Việt Nam
1.1 Xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0
1.1.1 Xu hướng kinh tế số
Kinh tế số (Digital economy) là một thuật ngữ được sử dụng với tần suất ngày càng
cao trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để hiểu đúng và đầy đủ về kinh tế số vẫn còn nhiều
tranh cãi. Một số cho rằng, kinh tế số là việc áp dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin,
trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, song nhiều ngưới khác lại cho rằng,
kinh tế số đơn thuần chỉ là thương mại điện tử, thậm chí đơn giản hơn nữa là việc bán hàng
trực tuyến (online).
Trên thế giới hiện nay có nhiều định nghĩa về kinh tế số. Tuy nhiên chúng tôi cho
rằng định nghĩa của nhóm cộng tác Kinh tế số của Đại học Oxford (Anh) là đầy đủ, dễ
hiểu và chuẩn xác, đó là: “Kinh tế số là nền kinh tế vận hành dựa trên nền tảng công
nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet”. Kinh tế số đôi khi
cũng được gọi là kinh tế internet (internet economy) hoặc kinh tế mạng (web economy).
Ba thành phần chính trong nền kinh tế số bao gồm doanh nghiệp số, hạ tầng kinh doanh
số và thương mại điện tử. Còn tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, Kinh tế số
được định nghĩa là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và những mô hình
kinh doanh mới được tạo ra từ việc áp dụng công nghệ số và dữ liệu số (Phạm Việt Dũng,
223