Page 223 - Maket 17-11_merged
P. 223
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
tin, chưa kết nối chặt chẽ giữa cung, cầu, đào tạo. Di cư tự phát và biến động nguồn nhân
lực nông nghiệp, nông thôn còn bất ổn, nhiều vấn đề chưa giải quyết giữa các nhóm: (i)
nhóm người già nông thôn và lao động trung niên bị quay trở về nông thôn; (ii) nhóm lao
động trẻ ở lại nông thôn cho nông nghiệp, kinh tế nông thôn; (iii) nhóm lao động trẻ đi
ra đô thị, XKLĐ, lao động hồi hương.
2.11 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai, dịch bệnh
Trong quá trình biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh
hưởng trầm trọng nhất. Về dài hạn, cơ cấu sản xuất hiện tại sẽ có thể bị ảnh hưởng nặng
nề do biến đổi khí hậu bởi một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp
đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn. Về trung hạn,
trong những thập kỷ tới, biến đổi khí hậu có thể sẽ tác động đến nông nghiệp do xâm
mặn ngày càng tăng, thay đổi cực đoan về lượng mưa và nhiệt độ. Về ngắn hạn, sẽ tăng
rủi ro gắn với sâu hại và dịch bệnh, bão lụt.
Biến đổi khí hậu có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực
đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai. Nhiệt độ tăng
cũng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và
động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi
dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp cả về sinh trưởng, năng
suất cây trồng cũng như thời gian mùa vụ, diện tích canh tác và nguy cơ dịch bệnh. Biến
đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả
năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Để khắc phục yếu tố bất lợi, khai thác
cơ hội mới cần phải thay đổi quy hoạch, bố trí sản xuất, tiến hành các nghiên cứu khoa
học áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng cường sức chống chịu của cây trồng, vật nuôi
và áp dụng công nghệ quản lý rủi ro, thích nghi với các biến động của khí hậu đồng thời
áp dụng các biện pháp chủ động giảm bớt phát thải carbon, chủ động phòng chống thiên
tai, dịch bệnh. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đã có tác động mạnh đến các chuỗi cung ứng
nông sản, đặc biệt các chuỗi xuất khẩu do chi phí vận chuyển cao hoạt động tiêu thụ một
số nông sản thực phẩm bị đình trệ đòi hỏi phải có các giải pháp nhanh và kịp thời đảm
bảo lưu thông hàng hóa được nhanh chóng và hiệu quả.
2.12 Nông nghiệp chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ngày càng sâu, rộng
Cùng với những lợi ích to lớn về mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, nâng cao tiếp
cận KHCN, cải cách thể chế…thì quá trình hội nhập gắn thị trường trong nước với quốc
tế cũng có nguy cơ tạo ra sự bất ổn thị trường một cách mạnh mẽ. Giá cả, cung cầu trong
nước sẽ chịu sự chi phối mạnh mẽ của thị trường thế giới, biến động giá các sản phẩm
nông sản, giá vật tư đầu vào sẽ có tác động rất lớn đến sản xuất trong nước.
221