Page 226 - Maket 17-11_merged
P. 226
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2019). Hiện tại, kinh tế số được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế,
trong đó có nông nghiệp là ngành đang có tiềm năng lớn nhất.
Nhận thức được xu thế này, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW
ngày 27 tháng 9 năm 2019 của về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nêu ra các mục tiêu rất cụ thể, bao gồm:
- Đến năm 2030: Duy trì xếp hạng về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu thuộc nhóm 40
nước dẫn đầu thế giới. Mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập
Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao
động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. Hoàn thành xây dựng Chính phủ số. Hình thành
một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và
miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
- Đến năm 2045: Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch
vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực
Châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện
đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.
Nông nghiệp số là xu thế quốc tế, lựa chọn của nhiều quốc gia, song với hạ tầng cũng
như công nghệ thông tin chưa phát triển, trình độ lao động chưa cao thì việc tỉnh táo lựa chọn
đúng qui mô, ngành hàng đáp ứng yêu cầu về công nghệ, thị trường và hiệu quả là rất quan
trọng. Cần tránh hoạt động kiểu phong trào, lấy mục tiêu trình diễn thay vì mục đích thương
mại như các bài học về phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhiều năm trước đây.
1.1.2 Xu hướng sản xuất thông minh
Sản xuất thông minh là một khái niệm không mới, song chưa phổ biến. Có thể lấy
mốc 1990 khi tạp chí “Sản xuất thông minh” được phát hành là thời điểm bắt đầu của xu
thế này. Gần đây, sản xuất thông minh được cho là sản phẩm của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 vốn lần đầu tiên được nêu ra tại “Hội chợ Công nghệ Hannover” ở Cộng
hòa liên bang Đức năm 2011. Walace và Roddick (2013) cho rằng “Sản xuất thông minh là
ứng dụng chuyên sâu CNTT về dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp cho phép các hoạt động sản
xuất được thực hiện thông minh, hiệu quả và linh hoạt”; “Sản xuất thông minh là khả năng
giải quyết các vấn đề hiện tại và tương lai thông qua hạ tầng mở cho phép các giải pháp kinh
doanh được thực hiện” (Hà Minh Hiệp, 2019)
Trong Nông nghiệp, hiện nay mới chỉ có khái niệm “Nông nghiệp thông minh với
khí hậu” (CSA) do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) đề xuất
năm 2014. CSA được định nghĩa là phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng ứng
phó (cả giảm thiểu và thích ứng) với tác động tiêu cực của Biến đổi khí hậu để ổn định
an ninh lương thực (ANLT) và phát triển bền vững. CSA dựa trên 3 trụ cột chính, đó
là: (i) tăng trưởng bền vững về năng suất và thu nhập của người sản xuất; (ii) thích ứng
224