Page 228 - Maket 17-11_merged
P. 228

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           tối ưu nhất xét cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường và được nông dân chấp nhận, áp
           dụng. Chỉ số rủi ro về khí hậu toàn cầu năm 2016 đã xếp Việt Nam là quốc gia đứng thứ
           7 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hiện tượng thời tiết cực đoan trong giai đoạn từ
           năm 1995 đến 2014. Các biện pháp giảm thiểu, chúng ta đã có hệ thống cảnh báo tự động về
           động đất, lũ, lũ quét, sạt lở đất; xây dựng hệ thông đê ngăn lũ, cống ngăn mặn giữa ngọt…
           ngoài ra, sử dụng các loại vật liệu giảm phát thải khí nhà kính, hay hạn chế rửa trôi chất dinh
           dưỡng làm ô nhiễm và phú dưỡng nguồn nước như than sinh học, phân bón hữu cơ, canh tác
           tối thiểu, các chất hạn chế mất đạm như agrotain, cố định lân như avail, phân bón chậm tan,
           có điều khiển…cũng là các phương thức canh tác rất thông minh và hiệu quả.

               Thứ tư, nông nghiệp cần thông minh với trình độ phát triển của đất nước (năng
           lực đầu tư, công nghệ), dân trí của người dân.
               Khoa học và công nghệ là động lực của phát triển. Tuy nhiên mỗi quốc gia tùy
           thuộc vào năng lực và điều kiện của mình, nhất là khả năng đầu tư để lựa chọn công
           nghệ phù hợp và hiệu quả nhất. Với Việt Nam, chúng ta áp dụng hài hòa thành tựu của
           nhiều cuộc cách mạng, từ “cách mạng xanh” hướng đến cải tiến giống cây trồng đến
           “cách mạng trắng” tăng cường phát triển động vật cho sữa (bò, dê, trâu sữa). Cùng với
           ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp Việt Nam vẫn
           khai thác thành tựu của các cuộc cách mạng trước là cơ giới hóa, điện khí hóa, tự động
           hóa. công nghệ nano, sinh học phân tử, công nghệ vi sinh vật, chuyển gen, vật liệu mới,
           năng lượng mới...và tại một số vùng thậm chí công nghệ truyền thống, lâu đời vẫn được
           khai thác để phù hợp với trình độ phát triển của người dân và không làm tăng thêm đầu
           tư. Nói cách khác, cho dù cách mạng công nghiệp trải qua 4 giai đoạn, nhưng không có
           nghĩa là các giai đoạn trước đây không còn ý nghĩa với Việt Nam.

               Việt Nam là quốc gia đi sau nên cần rút kinh nghiệm quốc tế để lựa chọn bước
           đi phủ hợp. Có thể trong phương thức sản xuất 4.0 lại có phương thức 1.0; 2.3; 3.0 và
           ngược lại, hoặc thậm chỉ nhiều phương thức cùng được thực hiện tùy thuộc và điều kiện
           cụ thể. Với khí hậu đa dạng và nhiều dân tộc sinh sống nên Việt Nam là quốc gia có
           nguồn kiến thức bản địa rất phong phú, được người dân đúc kết qua kinh nghiệm thực
           tiễn hàng ngàn năm. Mỗi vùng sinh thái, mỗi dân tộc đều có kho kiến thức bản địa phong
           phú và nếu được khai thác tốt sẽ mang lại hiệu quả to lớn.

               1.2 Xu hướng phát triển kinh tế xanh
               1.2.1 Xu hướng tăng trưởng xanh

               Xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện nay không chí còn hướng đến mục tiêu kinh
           tế mà còn phải bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh, sạch hơn đáp ứng mục tiêu này.
           Tăng trưởng xanh là quá trình sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng
           hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như


                                                226
   223   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233