Page 233 - Maket 17-11_merged
P. 233
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
được các nước quan tâm. Trong xu hướng này, công nghệ sinh học trong chọn tạo, cải tiến
giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; sản xuất vật tư (phân bón, thuốc BVTV, thú y sinh học)
được ứng dụng ngày một rộng rãi. Đây chính là thành quả của đường lối đúng đắn của
Đảng và Nhà nước, khởi đầu bằng Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp theo đó là Quyết định số
188/2005/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành
“Chương trình hành động của chính phủ thực hiện chỉ thị 50-CT/TW nêu trên. Tuy nhiên,
hiện nay, vấn đề sinh học hóa sản xuất còn vướng nhiều rào cản do xung đột giữa hiệu quả
kinh tế và vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường và cần có các tác động về chính
sách để chủ trương này đi vào thực tiễn sản xuất một cách hiệu quả.
Trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuy đây chỉ phương thức sản xuất
chiếm một tỉ lệ nhỏ trong toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp (hiện tại ≤1% tổng diện tích
đất canh tác), xong có triển vọng lớn do nhu cầu thị trường về sản phẩm chất lượng và an
toàn, gần gữi thiên nhiên ngày càng được quan tâm. Nhận thức được xu thế này, Chính phủ
Việt Nam đã ban hành hàng loạt văn bản pháp quy cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, điển
hình là: Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về Nông
nghiệp hữu cơ; Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030. Ngoài
ra, Bộ Khoa học và công nghệ cũng ban hành tám TCVN về nông nghiệp hữu cơ phục
vụ cho việc tiêu chuẩn hóa quốc tế phương thức sản xuất và chủng loại nông sản cao cấp
và đặc thù này.
2. Xu hướng phát triển hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách
nhiệm và bền vững
2.1 Xu hướng nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm
Đầu tư Nông nghiệp trách nhiệm là khái niệm mà các quốc gia cam kết với nhau
và với người dân của mình về sản xuất hiệu quả về kinh tế nhưng phải an toàn về môi
trường, có dinh dưỡng cao và phải sản xuất không chỉ phục vụ cho thế hệ hiện tại mà còn
cho muôn đời con cháu.
Thứ nhất, trách nhiệm được đặt ra cho nền nông nghiệp là phải đảm bảo an ninh
lương thực cho người dân trong mọi tình huống, mọi thời điểm. Các nước không có điều
kiện sản xuất lương thực thì sẽ tập trung sản xuất những ngành hàng có lợi thế để người
dân có thể tiếp cận được lương thực. Thực tế cho thấy nhiều nước không sản xuất lương
thực như Thụy sỹ hay Singapore nhưng chỉ số an ninh lương thực lại rất cao, tương ứng
xếp thứ nhất và thứ 16 toàn cầu.
Thứ hai, người dân cần được cung cấp lương thực thực phẩm đủ và cân đối về dinh
231