Page 231 - Maket 17-11_merged
P. 231
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
quy mô nhỏ song rất tiềm năng như trong canh tác thủy canh, trồng trọt kết hợp chăn
nuôi (Aquaponic); chăn nuôi lợn thịt tiết kiệm nước hay nuôi trồng thủy sản công nghệ
cao (nhất là nuôi tôm công nghiệp và cá da trơn). Công nghệ tuần hoàn nước được Isarel
ứng dụng rất thành công.
Thứ tư, tuần hoàn năng lượng
Năng lượng tái tạo là xu hướng ưu tiên trong phát triển nông nghiệp xanh và bền
vững. Riêng trong chăn nuôi, khí sinh học là công nghệ có hiệu quả cao không chỉ trong
xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường nước, không khí mà còn tại ra
nguồn nhiên liệu phục vị sinh hoạt và phát điện. Theo tính toán của Bùi Hữu Đoàn và
cộng sự (2021) thì nếu toàn bộ chất thải chăn nuôi trâu bò và lợn được ứng dụng công
nghệ khí sinh học thì có thể thu được 7.9 triệu m khí sinh học với tỉ lệ khí mê tan (CH )
3
4
từ 50-60%. Khí sinh học có thể sử dụng trực tiếp trong đun nấu, sưởi cho gia súc và phát
điện. Một m khí CH khi đốt cháy tỏa ra nhiệt lượng tương đương với 1,3kg than đá;
3
4
1,15 lít xăng. Nếu sử dụng để phát điện thì 1 m khí sinh học cũng cho ít nhất 1,28kW
3
điện. Năng lượng tái tạo còn có thể thu được từ sản xuất các thanh nhiên liệu trên nền
trấu, rơm rạ và lõi ngô (chủ yếu là củi trấu) phục vụ sấy nông sản. Nhiều nhà máy chế
biến lúa gạo, gần như 100% nguồn năng lượng cho sấy lúa từ trấu của chính khối lượng
thóc được xay xát.
Thứ năm, tuần hoàn vật liệu nhựa
Trong nông nghiệp, vật liệu nhựa được ứng dụng trong hầu hết các công đoạn của
quá trình sản xuất, phổ biến là các loại như PE, HDPE, PP, PVC và PA. Trong đó, nhựa
PP được sử dụng để đựng hạt giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, túi bầu trồng cây; nhựa
PE sử dụng cho phủ đất, hàng rào chống chuột; nhựa HDPE sử dụng phổ biến cho các
chai đựng thuốc BVTV, thuốc thú y; dùng làm bạt phủ trong các hầm khí sinh học quy
mô trung bình và lớn; PVC sử dụng cho sản xuất các ống nước trong hệ thống tưới và
cấp nước tại các trại chăn nuôi cũng như trong các nhà màng…
Trong chăn nuôi, tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh hàng năm là 109.413 tấn/
năm, trong đó nhiều nhất là bao bì thức ăn (68,4%). Các loại vật liệu nhựa khác thuộc loại
khá bền vững, sử dụng được trong thời gian dài và gần như toàn bộ được người dân thu
gom, ít phát thải ra môi trường. Tuy nhiên, điểm nóng trong chăn nuôi chính là chất thải
nhựa từ các bể khí sinh học, với khoảng 1.423 tấn/năm. Điều tra năm 2020 cho thấy, có
đến 68% lượng nhựa trong giai đoạn chuẩn bị chuồng nuôi được bán để tái chế và tái
sử dụng, trong khi đó số liệu này của giai đoạn chăn nuôi là 41%. Khối lượng bao thức
ăn được tái sử dụng đạt 49.4%. Lượng chất thải nhựa bị đốt từ 8-17%. Nếu không kể
lượng chất thải nhựa là bao bì thuốc thú y và chế phẩm xử lý môi trường bị chôn lấp với
tỉ lệ lớn (tương ứng 42 và 32%) thì chất thải nhựa chăn nuôi bị chôn lấp rất ít, chỉ 1-3%
229