Page 234 - Maket 17-11_merged
P. 234
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
dưỡng, an toàn về vệ sinh thực phẩm, không có hoặc có dư lượng yếu tố độc hại nhưng
dưới ngưỡng an toàn. Điều này liên quan nhiều đến quản lý sử dụng hợp lý thuốc BVTV,
phân bón trong trồng trọt, thuốc kháng sinh trong thú y. Chính vì mục tiêu này mà gần
đây, Việt Nam đã giảm sử dụng phân bón hóa học một cách đáng kể. Theo báo cáo của
Cục BVTV (2021), nếu năm 2017, cả nước sử dụng 8,93 triệu tấn phân bón vô cơ thì
các năm 2018, 2019 và 2020 chỉ còn tương ứng là 8,30; 8,11 và 7,60 triệu tấn, mức giảm
trung bình 4,96%/năm. Tương tự với thuốc BVTV, nếu năm 2017 cả nước nhập khẩu
129,09 ngàn tấn thuốc BVTV thương phẩm (bảng 16) thì năm 2020 chỉ còn nhập 51,91
ngàn tấn, mức giảm 60,4% trong 3 năm. Tất nhiên, không phải toàn bộ thuốc BVTV
nhập khẩu đều dùng cho sản xuất nông nghiệp, mà khoảng 30-35% lương thuốc nhập
khẩu dùng cho khả trùng các kho bảo quản nông sản và tái xuất khẩu.
Thứ ba, sản xuất cần minh bạch thông tin về quy trình sản xuất, có thể truy cập xuất
xứ nông sản hàng hóa. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang
đẩy mạnh chương trình cấp mã số vùng trồng cho nhiều loại nông sản, nhiều nhất vẫn là
trái cây. Tính đến hết tháng 4/2021, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp 3.414 mã số vùng trồng
cho trái cây, rau, hạt giống xuất khẩu trong toàn quốc. Đối với trái cây tươi, đã cấp 2.821
mã số vùng trồng cho 12 loại trái cây (bao gồm: thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm,
vú sữa, chanh, bưởi, măng cụt, dưa hấu, mít và chuối) cho 48 tỉnh để xuất khẩu sang các
thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU. Diện tích
vùng trồng đã được cấp mã số là 196.226,13 ha, chiếm khoảng 17% tổng diện tích trồng
cây ăn quả trong cả nước. Trong số này, xoài và thanh long là các sản phẩm có số lượng
mã vùng trồng được cấp lớn nhất.
Thứ tư, sản xuất hiện nay nhưng phải hài hòa lợi ích cho thế hệ sau. Chúng ta không
thể vì mục tiêu kinh tế trước mắt mà khai thác tối đa tài nguyên tự nhiên, đặc biệt như
đất, rừng. Do vậy, việc chuyển đổi đất lúa, vốn cần hàng ngàn năm để thục hóa, tạo tầng
đế cày sang làm khu công nghiệp, khu đô thị, mà đáng lý ra chúng phải được chuyển đến
vùng tring du, đất xấu, người thưa. Việc tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất
tại vùng đồng bằng còn gây áp lực về tăng dân cư cơ học, hủy hoại môi trường. Ngoài
ra, chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp cũng gián tiếp hủy bỏ công năng của hệ thống
thủy lợi đã đầu tư cho diện tích này.
Thứ năm, cũng cần khai thác gắn với bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiến
của đất nước. Không thể vì đưa nhanh các giống năng suất cao, giống lai, thậm chỉ giống
chuyển gen để rồi làm mai một nguồn gen cho thế hệ sau
Thứ sáu, sản xuất nông nghiệp trách nhiệm cũng cần gắn với mục tiêu bảo vệ môi
trường và giảm phát thải khí nhà kính. Do vậy, khi lựa chọn bất cứ công nghệ sản xuất,
chế biến nào cũng cần xem xét đến tác động của chúng đến môi trường như dư lượng
thuốc BVTV, thuốc kháng sinh trong nông sản, phú dưỡng nguồn nước và chất lượng
232