Page 239 - Maket 17-11_merged
P. 239
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2. Tác động cần thiết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giải quyết các
vấn đề cơ bản của quan hệ kinh tế - môi trường
Mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường là biểu hiện cụ thể của mối quan
hệ tương tác giữa con người, xã hội và tự nhiên. Phát triển nông thôn, xây dựng NTM
bền vững trong giai đoạn tới rất cần giải quyết tốt mối quan hệ này. Giữa môi trường và
kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng để kinh tế
phát triển, còn phát triển kinh tế là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Tài
nguyên khai thác càng nhiều thì chất thải càng tăng. Các chủ thể sản xuất và tiêu dùng
đều có trách nhiệm. Không chỉ có hoạt động sản xuất do động cơ lợi nhuận thúc đẩy gây
ra ô nhiễm môi trường, mà cả người tiêu dùng cũng đang gây ra ô nhiễm thông qua quá
trình tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ của mình.
Với người tiêu dùng, ở mức thu nhập thấp, các cá nhân thường có xu hướng sử dụng
khoản thu nhập eo hẹp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản của mình. Do đó, việc giảm
nhẹ ô nhiễm khó có thể thực hiện được. Khi thu nhập đạt đến mức độ nhất định, thiệt hại
môi trường gia tăng, nhưng với tốc độ thấp hơn bởi các cá nhân bắt đầu cân nhắc lựa chọn
giữa chất lượng môi trường và tiêu dùng. Khi thu nhập đến ngưỡng chuyển đổi, mỗi cá nhân
đều mong muốn cải thiện chất lượng môi trường bằng việc họ sẽ chi tiêu cho việc xử lý chất
thải nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm, dịch vụ “xanh” (thân thiện với môi
trường). Khi đó chất lượng môi trường bắt đầu được cải thiện cùng với sự tăng trưởng kinh tế.
3. Tác động cần thiết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giải quyết các
vấn đề cơ bản của mối quan hệ kinh tế - văn hóa
Tiêu chí về văn hóa trong phát triển nông thôn nói chung, trong Bộ tiêu chí QG
NTM nói riêng rất rộng, được coi là siêu tiêu chí, vì vai trò quan trọng của văn hóa đối
với cả phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của
người dân nông thôn. Với ý nghĩa là sức mạnh nội sinh của phát triển, văn hóa phải dựa
trên kinh tế. Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế là mối quan hệ cơ bản trong phát triển
của quốc gia, thể hiện ở 03 tương tác chính yếu: (i) Văn hóa phát triển trên nền tảng kinh
tế; (ii) Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; (iii)
Văn hóa và phát triển bền vững là quan hệ tương sinh. Nước ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá
trình phát triển kinh tế thị trường cùng với CNH, HĐH, ĐTH và HNQT. Điều đó đòi hỏi
phải tiếp tục hình thành, xây dựng và phát triển hệ các giá trị con người, giá trị văn hóa,
giá trị xã hội đáp ứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai
đoạn mới. Vấn đề chủ yếu cần giải quyết là:
Một là, đổi mới và có tư duy đột phá về mối quan hệ giữa phát triển văn hóa và tăng
trưởng kinh tế, để một mặt không rơi vào duy ý chí trong phát triển nông nghiệp, nông
thôn, đưa ra những tiêu chí về giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội mang nặng
tính lý thuyết, xa rời yêu cầu của đời sống, không gắn bó với các quyền, lợi ích thiết thực
và trách nhiệm của mỗi con người, gia đình, đơn vị xã hội, cộng đồng, của Nhà nước cũng
237