Page 243 - Maket 17-11_merged
P. 243

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           20% (từ 62,2% xuống hơn 41,6%) trong tổng lao động của cả nước, số lượng tuyệt đối vẫn
           giữ ở mức khoảng 25 triệu lao động nông nghiệp. Tốc độ này chậm so với Hàn Quốc trong
           cùng khoảng thời gian ở giai đoạn cất cánh, lao động nông nghiệp của nước này đã giảm từ
           70% xuống dưới 35%. Cùng với đó là năng suất lao động nông nghiệp thuộc nhóm thấp
           nhất Châu Á, là nguyên nhân quan trọng làm suy giảm đà tăng trưởng của nông nghiệp Việt
           Nam những năm gần đây.
               Từ thực trạng cơ cấu lao động hiện nay và dự báo xu thế việc làm và mô hình tăng
           trưởng trong giai đoạn tới, thấy rằng CNH, HĐH và ĐTH cần tác động đến lao động,
           việc làm nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng nhanh năng suất lao động, bởi lẽ tăng
           trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới vẫn cần dựa vào năng suất lao động nói
           chung và lao động nông thôn nói riêng, chuyển dịch nhanh và bền vững cơ cấu lao động
           nông thôn - thành thị; cơ cấu lao động nông nghiệp -phi nông nghiệp trong khu vực nông
           thôn. Hỗ trợ, tạo điều kiện thực hiện chiến lược khuyến khích phát triển các ngành sử
           dụng nhiều lao động, đồng thời hỗ trợ chuyển dịch lao động từ các ngành/nghề có năng
           suất lao động thấp sang các ngành/nghề có năng suất lao động cao, bởi theo dự báo tốc
           độ tăng việc làm trong giai đoạn tới giảm dần: dự kiến chỉ tăng 0,5-0,7%%/năm so với
           mức tăng 1,07%/năm giai đoạn 2010-2018. Nâng nhanh chất lượng chất lượng lao động
           thông qua đào tạo. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo cần tăng đột phá, nhất là nhóm
           có chuyên môn kỹ thuật (CMKT) cần chiếm đến 30% vào năm 2025 và 50% vào năm
           2035.

               Cần có một chiếc lược toàn diện quốc gia về phát triển việc làm, gắn kết các chính
           sách phát triển kinh tế và đầu tư lớn với mục tiêu tạo thêm nhiều việc làm trong các
           ngành có năng suất lao động cao, phát triển việc làm phi nông nghiệp ở các vùng nông
           thôn và hỗ trợ lao động nông thôn học nghề mới khi đất nông nghiệp đang ngày càng bị
           thu hẹp; thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và từ khu vực
           kinh tế phi chính thức sang khu vực chính thức.  Đó chính là những hướng khả thi, mà
           CNH, HĐH và ĐTH cần có các tác động tích cực, đồng bộ. Bên cạnh thúc đẩy tạo ra
           sự phát triển về chất của lao động nông thôn, cần tạo điều kiện cho di dân hợp lý và ổn
           định, dịch chuyển mạnh mẽ lao động, rút họ từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp
           sang phi nông nghiệp.
               5.3 Nguồn lực tài nguyên, nhất là đất đai
               5.3.1 Giải quyết vấn đề về khai thác, sử dụng tài nguyên trong quá trình CNH,
           HĐH đất nước

               Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng phát triển luôn gắn liền với
           quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên. Một trong những rào cản lớn suốt 30 năm đổi
           mới là những bất cập trong quản lý và sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế. Từ góc
           nhìn này, yêu cầu đặt ra cho CNH, HĐH và ĐTH đất nước trong giai đoạn tới cần sớm

                                                241
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248