Page 244 - Maket 17-11_merged
P. 244
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
tìm ra những vấn đề mấu chốt để giải quyết ở tầm thể chế luật định. Trước hết, cần thay
đổi nhận thức, khắc phục các hạn chế sau: i) Những khiếm khuyết trong nhận thức, chưa
hiểu biết rõ tiềm năng, trữ lượng, giá trị của các nguồn tài nguyên đất nước; thông tin, dữ
liệu về các nguồn tài nguyên không đầy đủ, thiếu toàn diện, không thống nhất và chưa
được chuẩn hóa; ii) Nguồn lực tài nguyên chưa được cân đối, phân bổ hợp lý, sát với
yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; xung đột trong mục tiêu, lợi ích khai thác,
sử dụng, mất cân đối cung cầu về các nguồn tài nguyên đang gia tăng; iii) việc khai thác,
sử dụng nhiều nhóm tài nguyên chưa hợp lý, kém hiệu quả và không bền vững, dẫn đến
lãng phí nguồn lực quốc gia, một số nguồn tài nguyên bị suy thoái, cạn kiệt. Cường độ
sử dụng tài nguyên để tạo ra 1 đơn vị GDP còn ở mức cao, còn bị sử dụng lãng phí, kém
hiệu quả. Tốc độ tăng năng suất sử dụng tài nguyên có xu hướng chậm lại, một số loại tài
nguyên có năng suất sử dụng thấp so với mức trung bình trên thế giới. iv) Nguồn thu từ
tài nguyên chưa được sử dụng một cách bền vững, lợi ích từ tài nguyên chưa được phân
bổ hợp lý, hài hòa; chưa chú trọng đúng mức đến công tác bảo vệ, tái tạo, phục hồi và
phát triển các nguồn tài nguyên tái tạo.
Bài học về “Lời nguyền tài nguyên” đang cảnh tỉnh chúng ta – một quốc gia có lợi
thế về nguồn tài nguyên không tái tạo. Tài nguyên thiên nhiên đang giảm dần trữ lượng,
sẽ cạn kiệt trong thời gian tới. Người dân ở những nơi khai thác tài nguyên chưa được
hưởng lợi một cách xứng đáng và phải chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi. Đầu tư tìm kiếm,
phát triển các nguồn tài nguyên tái tạo, nguyên, nhiên vật liệu thay thế cũng chưa được
quan tâm đúng mức. Hầu hết chất thải chưa được tái chế, tái tạo, thu hồi năng lượng để
sử dụng nhằm giảm một phần áp lực lên các nguồn TNTN.
5.3.2 Có chiến lược về dịch chuyển đất đai trong CNH, HĐH và ĐTH
Đất đai là tài nguyên đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội, bởi nó là tư liệu sản
xuất đặc biệt của nông nghiệp, nông thôn, là đối tượng chiếm dụng của CNH và ĐTH. Vì
thế, các vấn đề quản lý khai thác và sử dụng đất đai gắn liền với quá trình CNH, ĐTH.
Trong 10 năm qua (2010-2020), tốc độ ĐTH ở nước ta nhanh hơn hẳn thập niên trước
đó. Tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên khoảng 36,6% với
802 đô thị năm 2016; khoảng 38,4% với 819 đô thị năm 2018 và khoảng 40% với trên
830 đô thị năm 2019.
Trong giai đoạn sau năm 2020 đến năm 2030, dự báo xu hướng ĐTH nước ta ở sẽ
tiếp tục được mở rộng sang các thành phố nhỏ và vừa, các thành phố với 0,75-5 triệu
dân sẽ phát triển nhanh hơn, đan xen với các vùng nông thôn. Dự báo dân số khu vực
thành thị tiếp tục tăng, đạt 42,04 triệu người năm 2025 và 47,25 triệu người năm 2030.
Tỷ lệ đô thị hóa tăng dần và đạt 40,91% vào năm 2025 và 44,45% năm 2030. Có thể
thấy, tốc độ ĐTH có xu hướng giảm dần, đạt 2,25% giai đoạn 2021-2025 và 2,5% giai
đoạn 2021-2030.
242