Page 248 - Maket 17-11_merged
P. 248

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           làm “tốt” tương ứng với sự gia tăng dân số. Tạo ra các cơ hội kinh tế và phi kinh tế trong
           quá trình tăng trưởng. Đề cao chia sẻ lợi ích ở góc độ chất lượng việc làm, tình trạng y
           tế và giáo dục của dân số, kỹ năng của lực lượng lao động. Từng bước bắc cây cầu lan
           tỏa phát triển kinh tế từ đô thị về nông thôn. Từng bước chuyển đổi xã hội nông thôn văn
           minh, thịnh vượng, song hành cùng ĐTH, hài hòa trong kết nối nông thôn – đô thị. Tăng
           cường bảo trợ xã hội cho những nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
               7. Tác động đến quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, xây
           dựng nông nghiệp số, nông thôn thông minh

               Chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của thời đại, là thước
           đo cạnh tranh khốc liệt, ai không chuyển đổi sẽ bị tụt hậu. Nông nghiệp, nông thôn Việt
           Nam được coi là khu vực phát triển thấp, gặp nhiều thách thức trong CĐS, khi thành
           phần chủ yếu là kinh tế hộ nhỏ lẻ, thua kém các khu vực khác về trình độ công nghệ,
           năng suất lao động, điều kiện hạ tầng, trình độ ứng dụng CNTT... Đây là thách thức chưa
           từng trải qua, gắn với các yêu cầu có tính bước nhảy của cách mạng công nghiệp 4.0.
           Với khu vực phát triển thấp, việc tiến hành muộn, chậm CĐS sẽ càng bị tụt sâu. Cơ hội
           của cuộc chơi này không chờ những ai chậm chân.

               CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn tới cần khẩn trương tác động để tạo lập 03
           chân kiềng của chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn là nền tảng số, hạ tầng số, chính
           sách số và sớm nâng cao nội lực của nông nghiệp, nông thôn.
               Trước hết, cần tạo động lực thúc đẩy và lôi kéo khu vực nông nghiệp, nông thôn đẩy
           nhanh tốc độ phát triển theo hướng CNH, HĐH, rút ngắn lộ trình đạt đến trình độ cao của
           các loại công nghệ sản xuất, quản lý, kết nối. Đây chính là nội lực mới của nông nghiệp,
           nông thôn, thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0 và CĐS trong thập niên tới. Các
           động lực này sẽ được đề cập cụ thể trong các phần tiếp theo.

               Đồng thời, cần hỗ trợ thiết lập CSDL lớn (Bigdata) dùng chung, là nền móng của
           nông nghiệp chính xác, nông thôn thông minh, chính quyền số, xã hội nông thôn số.
           Cùng với đó là CĐS đồng bộ đối với tất cả các chủ thể:

               - Người sản xuất từ nông dân đến doanh nghiệp có thể truy cập các dữ liệu phục vụ
           sản xuất, tiêu thụ trên cánh đồng, nhà máy, thửa ruộng, mảnh vườn của mình;
               - Các bên trong chuỗi liên kết giá trị và hệ thống cung ứng thực hiện được kết nối
           số, tạo ra hệ thống logistic số, kinh tế kết nối ngày càng sâu, rộng, minh bạch. Tất cả các
           chủ thể doanh nghiệp, HTX, nông dân phải CĐS cùng nhau, liên kết, hỗ trợ nhau;

               - KHCN chủ động bám sát nhu cầu thực tế, thực hiện tốt chức năng nghiên cứu đón
           đầu theo dự báo; nghiên cứu chuyển giao theo nhu cầu sản xuất; nghiên cứu đề xuất kịp
           thời cơ chế, chính sách và các giải pháp nền tảng để đẩy nhanh CĐS;



                                                246
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253