Page 251 - Maket 17-11_merged
P. 251

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           chế tạo loạt vừa. Còn lại là đơn chiếc và loạt nhỏ; iv) Về năng lực lắp ráp, 88,6% DN lắp
           ráp thủ công đơn lẻ. Còn lại là dây chuyền bán tự động. Không có cơ sở được điều tra
           khảo sát nào có dây chuyền lắp ráp tự động.
               Năng lực chế tạo của hệ thống này được đánh giá như sau: i) Sản xuất được động
           cơ diesel công suất đến 30 mã lực: Năng lực 40.000 chiếc/năm, chiếm khoảng 40% thị
           phần trong nước; ii) Sản xuất máy gặt đập liên hợp: Có 15 doanh nghiệp, công suất
           khoảng 1.000 chiếc/năm, nhưng thực tế chỉ sản xuất được khoảng dưới 50% công suất;
           iii) Sản xuất máy tuốt đập lúa: Ở phía Nam có rất nhiều cơ sở tại hầu khắp các tỉnh. Ở
           phía Bắc tập trung chủ yếu ở 03 cơ sở sản xuất máy tuốt lúa liên hoàn, có khả năng chế
           tạo 6.000 chiếc/năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước; iv) Sản xuất máy xay xát, bảo
           quản, chế biến lúa gạo: Trên 90% máy móc do các doanh nghiệp trong nước chế tạo, đạt
           trình độ công nghệ tiên tiến. Đây là điểm sáng hiếm hoi của công nghiệp cơ khí trong
           nước; v) Sản xuất thiết bị bảo quản thủy sản: Đã chế tạo và lắp ráp các dây chuyền thiết
           bị làm lạnh cấp đông, kho lạnh, chế biến cá, đáp ưng một phần nhu cầu trong nước;

               - Sản xuất các dây chuyền máy, thiết bị sấy, chế biến cà phê: Đáp ứng một phần nhu
           cầu chế biến cà phê nhân trong nước.
               Dịch vụ cơ khí nông nghiệp manh mún và lạc hậu. Với hệ thống máy và thiết bị như
           nói trên cung cấp cho nông nghiệp, nông thôn, thì hiệu quả sử dụng, tác động tích cực của
           chúng đến HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ phụ thuộc nhiều vào hệ thống dịch vụ cơ khí ở
           nông thôn. Nhưng đáng tiếc, hệ thống này còn rất yếu kém. Loại hình doanh nghiệp dịch
           vụ chủ yếu là hộ nông dân (chiếm 99,5%), còn lại rất ít (0,5%) là cơ sở kinh doanh dịch vụ.
           Các cơ sở này đầu tư mua máy kéo 4 bánh và 2 bánh, máy làm đất đa chức năng, máy gặt
           đập liên hợp, máy tuốt lúa để làm dịch vụ cho nông dân. Trung bình mỗi cơ sở dịch vụ cơ
           khí nông nghiệp có 1,4 công nhân vận hành (dao động từ 1-8 người). Trong đó cơ sở được
           điều tra, chỉ có 3 cơ sở có công nhân vận hành được đào tạo, còn lại là không qua trường
           lớp nào, chủ yếu là tự học. Với công nhân sửa chữa, trung bình có 1,3 người/cơ sở (từ 1-4
           người/cơ sở). Cũng chỉ có 3 cơ sở có công nhân sửa chữa được đào tạo, còn lại là tự học
           hỏi. Trong bối cảnh hệ thống công nghiệp chế tạo và dịch vụ cơ khí như trên, hiệu quả trang
           bị cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản rất thấp. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng
           máy móc trang bị kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn tới đây vẫn nghiêng về nhập khẩu,
           chiếm 63%. Chỉ có 37% nhu cầu sẽ sử dụng máy chế tạo trong nước.

               8.2 CNH, HĐH đất nước từ góc nhìn HĐH nông nghiệp, nông thôn
               Tác động cần thiết của CNH, HĐH đất nước đến phát triển công nghiệp chế tạo
           máy và thiết bị dùng trong nông nghiệp, nông thôn cần đồng bộ, từ quy hoạch phát triển
           đến chính sách đầu tư.

               - Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất máy nông nghiệp
           Việt Nam giai đoạn sau năm 2020.

                                                249
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256