Page 252 - Maket 17-11_merged
P. 252
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- Dự báo cụ thể nhu cầu máy, thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất, bảo quản, chế
biến nông lâm thủy sản tại từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Trên cơ sở đó xác định lĩnh
vực, sản phẩm công nghiệp cụ thể có tiềm năng, lợi thế để ưu tiên phát triển.
- Phát triển ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp trên cơ sở gắn kết các doanh
nghiệp cơ khí chế tạo theo chuỗi giá trị, hình thành mạng lưới sản xuất với các doanh
nghiệp đầu tàu và các doanh nghiệp vệ tinh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ,
cung cấp linh kiện, phụ tùng cho máy móc, thiết bị nông nghiệp.
- Có cơ chế, chính sách đầu tư hợp lý cho phát triển công nghiệp chế tạo máy nông
nghiệp. Đây là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, yêu cầu công nghệ và nhân lực ở trình độ
cao, trong khi ít nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, do phân khúc thị trường và đối
tượng khách hàng nhỏ hẹp (máy nông nghiệp chủ yếu bán cho nông dân, thu nhập thấp),
phân tán (có nhiều chủng loại sản phẩm), làm việc theo mùa vụ, linh kiện đặc thù…
- Đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp trong gắn với đầu tư cho
KHCN, để nghiên cứu phát triển, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới, tự cải tiến và đổi
mới công nghệ.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp chế tạo, sủa chữa cơ khí và sử
dụng máy móc, trang thiết bị kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn. Đội ngũ kỹ sư, công
nhân kỹ thuật phải được đào tạo bài bản, chính quy (hiện rất ít sinh viên theo học ngành
này) cả về kỹ năng và kỷ luật lao động công nghiệp. Cần xây dựng chính sách tổng thể
về đào tạo cho ngành cơ khí nông nghiệp.
- Đổi mới, nâng cao năng lực hệ thống phân phối, cung ứng máy, thiết bị dùng trong
nông nghiệp, nông thôn. Phải xây dựng hệ thống dịch vụ cung ứng, sửa chữa và bảo hành
cho người sử dụng đáo ứng các yêu cầu mới về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp chế tạo trong nước,
nhập khẩu, quản lý chất lượng máy, thiết bị dùng trong nông nghiệp, nông thôn, coi đây
là một công cụ để thực hiện mục tiêu kép: vừa bảo hộ hợp lý phát triển công nghiệp cơ
khí trong nước, vừa đảm bảo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
9. Tác động đến đầu ra cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Toàn bộ đầu ra của nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả nội tiêu và xuất khẩu, đều
chịu tác động rất lớn của CNH, HĐH đất nước. Phát triển CNH và ĐTH trực tiếp làm
tăng số lượng và chất lượng nhu cầu trong nước đối với hàng hóa NLTS. Trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với hàng NLTS ngày càng
lớn, chất lượng ngày càng cao. Vì thế, tác động của công nghiệp chế biến đối với nông
nghiệp ngày càng lớn. Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và các
ngành hàng sử dụng nguyên liệu từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ làm tăng sức hút
250