Page 240 - Maket 17-11_merged
P. 240

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           như toàn xã hội. Đồng thời cũng không rơi vào tình trạng phát triển văn hóa chỉ là “cái
           đuôi” của kinh tế, phát triển văn hóa theo kiểu phong trào “bên ngoài, bên lề” các quá trình
           phát triển kinh tế… Trong cách tiếp cận và cả trong cơ chế chính sách phát triển cần khắc
           phục sự tách biệt giữa phát triển văn hóa với phát triển con người, phát triển giáo dục, phát
           triển nguồn nhân lực; giữa phát triển văn hóa, con người với phát triển kinh tế - xã hội –
           môi trường. Hai là, từ nhận thức đúng mối quan hệ mang tính bản chất nói trên, cần đánh
           giá sâu sắc thực trạng của mối quan hệ này ở nước ta hiện nay, đặt nó trong yêu cầu của
           CNH, HĐH, ĐTH, phát triển kinh tế thị trường và HNQT, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
           theo chiều sâu tới đây. Từ đó có chủ trương, cơ chế, chính sách và các giải pháp thiết thực.
               Cần gắn kết kinh tế với văn hóa là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của đất
           nước nói chung, NTM nói riêng. Nhận thức sâu sắc, toàn diện vai trò, mục tiêu và động
           lực phát triển kinh tế - xã hội của văn hóa trong xây dựng NTM bền vững. Bên cạnh việc
           phát triển kinh tế, nhất là kinh tế ở nông thôn – nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá
           trị văn hóa truyền thống, nơi thường xảy ra va chạm giữa cũ và mới, phải rất quan tâm
           đến chống suy giảm văn hóa hay những “cục máu đông” về văn hóa, như suy thoái tư
           tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí... và bảo đảm hài hòa giữa tăng
           trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

               4. Tác động cần thiết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giải quyết các
           vấn đề về cấu trúc kinh tế nông nghiệp, nông thôn

               Sau 30 năm đổi mới thành công theo định hướng thị trường, cấu trúc kinh tế nông
           nghiệp, nông thôn vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết. Trong mỗi giai đoạn,
           chúng ta buộc phải đặt ra những mục tiêu thích hợp. Trong đó, giai đoạn đầu đổi mới
           (1986-1995) mục tiêu là đảm bảo an ninh lương thực; giai đoạn từ 1996 mục tiêu được
           nâng cao thành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

               Mỗi giai đoạn nông nghiệp, nông thôn phải giải quyết các vấn đề của nó. Trong khi
           đạt đến mục tiêu đặt ra, giai đoạn nào cũng để lại những vấn đề, thách thức cho giai đoạn
           sau. Giai đoạn 1996-2010 đã để lại điểm yếu của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng
           như thâm dụng tài nguyên, suy giảm môi trường sinh thái, thách thức về an toàn thực
           phẩm, năng suất lao động thấp. Đặc biệt là giai đoạn 2010-2020, phát triển nông nghiệp,
           nông thôn gắn với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và Đề án cơ cấu lại
           ngành nông nghiệp, đã đạt được nhiều thành tựu có tính bước ngoặt, toàn diện, được đề
           cập khá đầy đủ trong tổng kết 10 năm xây dựng NTM (2010-2020). Trong đó, cấu trúc
           kinh tế ngành có bước chuyển biến tốt. Nông nghiệp có mức tăng trưởng ổn định, nông
           nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế, năng suất, chất lượng
           sản phẩm ngày càng cao. Cơ cấu sản xuất từng ngành được điều chỉnh, chuyển đổi theo
           hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước gắn với nhu cầu thị trường.
               Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh cả về giá trị sản xuất và lĩnh
           vực, hình thức hoạt động. Cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp đã có sự chuyển dịch trong

                                                238
   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245