Page 235 - Maket 17-11_merged
P. 235
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
thực phẩm thấp do sử dụng không hợp lý phân bón; hay sử dụng vật tư, nguyên liệu có
nhiều rác thải tiềm năng như bao bì thuốc BVTV….
2.2 Xu hướng kết nối Đô thị-nông thôn trong hệ thống lương thực thực phẩm
Xây dựng NTM gắn với đô thị hóa nông thôn là hướng đi chủ đạo để phát triển nông
thôn, tạo điều kiện cho người dân nông thôn có môi trường sống tốt đẹp, dần được tiếp cận
các điều kiện như các đô thị văn minh. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, phồn thịnh, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Tuy nhiên,
xu thế này cũng có mặt trái là dễ làm biến dạng cảnh quan nông thôn, làm ảnh hưởng đến
môi trường văn hóa cộng đồng làng xã. Do vậy, biết trước xu thế này rất cần có định hướng
phát triển nông thôn hiện đại nhưng phải hợp lý. Hiện có một số xu hướng cụ thể:
Đô thị hóa nông thôn là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, dịch vụ song vẫn phải giữa được
bản sắc vùng miền và dân tộc, làm cơ sở cho phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn,
đồng thời góp phần phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái mang lại cho du khách những trải
nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào
các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu
trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, văn hoá địa phương.
Chiến lược đô thị hoá phân tán trong nông thôn nhằm tăng cường kết nối nông thôn
– đô thị, tạo ra được các trung tâm động cơ kinh tế trong nông thôn phối hợp các chương
trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với quy hoạch công nghiệp, dịch vụ và phát triển
đô thị. Tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội tại đô thị, có thể chủ động tái đầu tư
vốn, công nghệ về nông thôn, và ngược lại, huy động lao động và tài nguyên nông thôn
về phục vụ đô thị một cách hài hòa. Đảm bảo để chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng giữa
nông thôn và đô thị là tương đương, chủ động thu hút đầu tư về nông thôn, giữ cư dân
nông thôn ở lại nông thôn, tăng thu nhập nông thôn. Đô thị hóa nông thôn cũng phải gắn
với thu hẹp khoảng cách về thu nhập và điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn, không
gây ra các hệ lụy khác về kinh tế - xã hội. Các mô hình cụm công nghiệp nông thôn, làng
nghề cũng là một hình thức của xu hướng này. Các cụm nông nghiệp-công nghiệp chế
biến thực phẩm cũng là một mô hình thành công ở nhiều nước như Pháp, Đài Loan…
2.3 Xu hướng phát triển hệ thống LTTP bền vững
Gần đây hệ thống sản xuất và cung ứng thực phẩm của thể giới chịu nhiều tác động
tiêu cực của BĐKH, sâu bệnh, dịch bệnh và thị trường và có xu hướng không bền vững.
Để tìm ra các giải pháp hữu hiệu, vấn đề không chỉ giới hạn trong ngành nông nghiệp
và nông thôn mà liên quan đến nhiều ngành kinh tế. Vì vậy cần có một cách nhìn tổng
thể mang tính hệ thống được gọi là tiếp cận Hệ thống thực phẩm. Thế giới coi đây là
một xu hướng nghiên cứu và phát triển liên ngành để đạt được mục tiêu SDG vào năm
2030. Tổng Thư ký LHQ đã kêu gọi tổ chức các đối thoại hướng đến Hội nghị Thượng
233