Page 219 - Maket 17-11_merged
P. 219
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2. Khó khăn và thách thức đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn và nông dân
2.1 Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ
Thách thức đầu tiên là số lượng hộ nông dân lớn, nhưng quy mô canh tác nhỏ, vốn
đầu tư ít, thiết bị cũ, lạc hậu. Điểm yếu phổ biến là thiếu hợp tác, liên kết, sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, phụ thuộc vào thương lái trung gian. Vì vậy để áp dụng chuyển đổi số nông
nghiệp thành công thì hộ nông dân trước hết phải thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh,
tham gia hợp tác liên kết vào các HTX theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, thách thức về cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin ở nông thôn còn nghèo nàn so với yêu cầu. Thách thức
tiếp theo là còn thiếu các nghiên cứu về các mô hình quản trị số, để thiết kế được các nền
tảng phần mềm phù hợp với nhu cầu của các chuỗi giá trị, các sản phẩm nông sản rất đa
dạng của các vùng sinh thái khác nhau trên toàn quốc.
Nông nghiệp có đặc trưng là phân bố rộng trên toàn bộ lãnh thổ, phân tán do có nhiều
hộ nông dân nhỏ tham gia, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài đang biến động mạnh
như biến đổi khí hậu, tác động của dịch bệnh, biến động của thị trường và sự thoái hoá của
nguồn lợi sản xuất như đất, nước, đa dạng sinh học. Đây là những khó khăn, thách thức
chính đối với sự phát triển bền vững của nông nghiệp và thu nhập của nông dân trong thập
kỷ tới. Tuy nhiên với sự xuất hiện của làn sóng chuyển đổi số, các khó khăn nói trên lại tìm
được giải pháp có thể mang lại hiệu quả rõ ràng, đó chính là cơ hội để triển khai các chủ
trương và quyết tâm chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn.
Ở khu vực kinh tế phi nông nghiệp, làng nghề là loại hình sản xuất có đóng góp lớn,
nhưng quy mô của các cơ sở sản xuất quá nhỏ, bình quân 1 cơ sở sản xuất chỉ có 2,5 lao
động. Mặc dù sức mua tăng mạnh, nhưng hoạt động thương mại dịch vụ vẫn dựa vào hệ
thống các chợ dân sinh, nhỏ lẻ khó khăn trong việc kiểm soát ATTP. Trên địa bàn nông
thôn rộng lớn, năm 2020 mới có 250 xã có trung tâm thương mại hoặc siêu thị và 757
xã có cửa hàng tiện lợi. HTX và doanh nghiệp nông nghiệp tăng nhanh, nhưng chủ yếu
là các cơ sở nhỏ với quy mô bình quân khoảng 10,5lao động/HTX và 33,4 người/DN.
Cùng với quy mô nhỏ, đầu tư lại rất thấp nên hiệu quả kinh doanh không cao. Giá trị sản
phẩm bán ra bình quân/năm của 1 trang trại chỉ đạt 5,63 tỷ đồng. Doanh thu thuần trong
năm chỉ đạt 2,32 tỷ đồng đối với HTX và 22,55 tỷ đồng với doanh nghiệp nên khó tạo
được đột phá.
2.2 Hệ thống thông tin KHCN và thị trường phục vục CNH, HĐH còn hạn chế
Nông dân và người dân nông thôn hạn chế lớn nhất là thiếu thông tin trong các lĩnh
vực sản xuất và đời sống. Chuyển đổi số sẽ mang lại cơ hội tăng cường khả năng kết nối
cho họ với thông tin, xoá nhoà một phần khoảng cách về địa lý, gỉam bớt sự phức tạp
của các thủ tục hành chính nhiều cấp như hiện nay để được sử dụng trực tiếp các dịch vụ
công của Chính phủ. Tuy nhiên, tiến trình này còn diễn ra chậm ở nhiều địa phương và
217