Page 215 - Maket 17-11_merged
P. 215

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

               VII.  ĐÁNH  GIÁ  CHUNG  VỀ  NHỮNG  THUẬN  LỢI  VÀ  KHÓ  KHĂN
           TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP,
           NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM
               1. Thuận lợi trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
           thôn và nông dân
               1.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

               CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện các hoạt động sản
           xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính
           sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với phương tiện, phương pháp tiên tiến,
           hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao
           động xã hội cao. CNH, HĐH được cho là một trong những giải pháp quyết định đưa Việt
           Nam sớm thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế,
           tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cải thiện đời sống của nhân
           dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, củng cố vững chắc độc lập chủ quyền của
           Tổ quốc. Trong nhiều thập niên qua, CNH, HĐH là xu hướng phát triển chung của nhiều
           nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới, việc thực hiện các chủ
           trương, đường lối về CNH, HĐH đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển, đưa
           đất nước thoát nghèo và lạc hậu, nâng cao mức sống của người dân.
               Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
           hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tiến bộ KHCN
           là nền tảng, “bệ đỡ” của tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó, cần
           quán triệt thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục
           thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công
           nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH là một nội dung quan
           trọng được coi là ưu tiên hàng đầu. Cùng với việc thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH trên
           nền tảng của tiến bộ KHCN thì phải tạo điều kiện để đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo
           là việc tạo ra, phát triển và triển khai áp dụng thành công các ý tưởng mới và độc đáo
           bao gồm đưa ra các sản phẩm, quá trình và chiến lược phát triển mới dẫn đến thành công
           trong kinh doanh và giành được vị trí dẫn đầu thị trường; tạo ra giá trị cho các chủ thể
           liên quan; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống.
               1.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 giúp đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
           hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
               Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy cơ hội về hoạt động kinh tế số. Nông
           dân có thể tiếp cận với nhiều thông tin hơn để ra quyết định sản xuất chính xác hơn, giảm
           chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất và giảm ô nhiễm môi
           trường. Thông qua các nền tảng số do doanh nghiệp hay nhà nước cung cấp để kết nối với
           các dịch vụ đầu vào sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ cơ giới


                                                213
   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220