Page 211 - Maket 17-11_merged
P. 211
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
5. Tác động của CNH, HĐH đến chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn
5.1 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu và chất lượng lao động nông thôn
Trước khi CNH, HĐH tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ
cấu lao động nông nghiệp chiếm đến 90% lao động nông thôn. Đồng thời, lao động nông
nghiệp, nông thôn mang đậm đặc tính truyền thống: (1) Mang tính chất thời vụ cao và
thu hút lao động không đồng đều do sản xuất nông nghiệp chịu tác động các qui luật sinh
học và điều kiện tự nhiên của từng vùng; (2) Lao động dồi dào và đa dạng về độ tuổi; (3)
Lao động nông thôn ít chuyên sâu, trình độ thấp, ít được đào tạo.
Dưới tác động của CNH, HĐH, cơ cấu lao động nông thôn có sự chuyển dịch. Kết
quả Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 cho thấy, tỷ lệ lao động
nông nghiệp giảm tương đối nhanh, năm 2016 giảm 10,08% so với năm 2011 và 18,1%
so với năm 2006 (từ 69,49% giảm xuống 61,47% và 51,39% tương ứng). Tương tự, lao
động phi nông nghiệp năm 2016 tăng 17,22% và 17,77% so với năm 2011 và 2006. Bên
cạnh đó cũng có một số ít lao động nông thôn hiện không hoạt động kinh tế.
Hình 9: Cơ cấu lao động ở nông thôn qua các năm 2006 -2016
80%
69.49%
70%
61.47%
60%
51.39%
50% 45.80%
40%
28.58% 28.03%
30%
20%
10% 2.81% 1.54% 1.18%
0%
2016 2011 2006
Nông nghiệp Phi nông nghiệp Không hoạt động kinh tế
Nguồn: Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, 2016.
Sự chuyển dịch cơ cấu như vậy phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
chung của cả nước, phụ thuộc vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Những năm
gần đây, hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho nông
dân, góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Trong giai đoạn 2008 -
2018, tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm khoảng 15%, trong đó chuyển sang làm công
nghiệp - xây dựng 10,1%, làm dịch vụ 4,9%.
209