Page 212 - Maket 17-11_merged
P. 212
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
5.2 Một số vấn đề của lao động nông thôn và nguyên nhân
Mặc dù có tác động rõ nét của CNH, HĐH, nhưng nguồn lực lao động nông thôn
chưa được chuyển dịch mạnh và chưa phát triển đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH, thể
hiện ở một số điểm sau đây:
Sức ép về việc làm cho lao động nông thôn tiếp tục tăng lên, do lao động và số thanh
niên đến tuổi lao động ở nông thôn cần việc làm không ngừng tăng thêm hàng năm, số
gia tăng chiếm khoảng 1,78% dân số nông thôn. Lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm
37,7% so với tổng số lao động trong độ tuổi của cả nước và mới sử dụng khoảng trên
80% thời gian. Một bộ phận khá lớn lao động nông thôn chưa có việc làm, thời gian lao
động nhàn rỗi chưa có những cải thiện rõ rệt.
Trình độ văn hóa và chuyên môn còn hạn chế, chậm được cải thiện, khó đáp ứng
các yêu cầu về chất lượng của CNH, HĐH. Rõ ràng CNH, HĐH có nhu cầu lao động
trình độ cao, những lại chưa tác động mạnh mẽ đến đào tạo nguồn nhân lực, cả về định
hướng và đầu tư nguồn lực cho đào tạo. Hiện nay, vẫn còn khoảng 80% số lao động
chưa qua bất kỳ một khóa đào tạo chuyên môn, trong khi số lao động có trình độ đại
học chỉ chiếm khoảng 9%.
Hình 10: Chất lượng lao động nông nghiệp Việt Nam
Nguồn: Viện AMI dựa trên số liệu của TCTK và Agrocensus, 2016
Năng suất lao động nông nghiệp nói chung còn thấp, do nhiều yếu tố ảnh hưởng.
Trước hết là tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa chưa cao. Nhiều nơi công việc đồng
áng chủ yếu thực hiện bán thời gian, theo mùa vụ. Mặt khác, nhiều người không có
việc làm chính thức được coi là “lao động nông nghiệp”. Thứ ba, độ tuổi trung bình
của lao động nông nghiệp rất cao, do tình trạng di cư nhanh chóng của lao động trẻ từ
nông thôn ra thành thị, cùng với đó tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cũng tăng lên.
Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ dân số trên 65 tuổi đã tăng 3,3% từ 4,7% năm 1989 lên
8,0% năm 2016, tương đương với 7,4 triệu người. Trong đó có hơn 70% số người cao
210