Page 210 - Maket 17-11_merged
P. 210

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               Trong giai đoạn 2011 - 2016, xu hướng thay đổi của hộ NLTS ngược với hộ nông
           thôn. Nếu như hộ nông thôn tăng 4,2% thì ngược lại hộ NLTS giảm 8%. Trong nội
           ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu hộ. Trong giai đoạn
           2011-2016, tuy số hộ nông nghiệp vẫn chiếm trên 91%, nhưng có xu hướng giảm (giảm
           4,65%); số hộ thủy sản chiếm 7,7% nhưng lại có xu hướng tăng nhanh (tăng 22,5%);
           số hộ lâm nghiệp chỉ chiếm 1,24% và cũng có xu hướng tăng (tăng 15%). Theo vùng,
           cơ cấu hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh ở ĐBSH, BTB và DHMT, ĐNB.
           Trong khi tại Tây Nguyên, nông nghiệp vẫn đóng góp nguồn thu nhập chính khi tốc độ
           chuyển đổi diễn ra chậm, chỉ 2,2%.

               4.2 Tác động đến chuyển dịch quy mô sản xuất của hộ nông thôn

               Hiện nay 95% diện tích đất nông nghiệp được đưa vào sử dụng, có nhiều diện
           tích sản xuất 03 vụ/năm. Tuy nhiên, quy mô sản xuất của hộ gia đình còn rất nhỏ, bình
           quân 0,68 ha/hộ (trong đó có 0,44 ha đất cây hàng năm và 0,24 ha đất cây lâu năm);
           chỉ có 0,78% số hộ có diện tích từ 10 ha trở lên; trên 2% số hộ có diện tích từ 5 đến
           dưới 10 ha; và hơn 30% số hộ có diện tích từ 0,5 ha đến dưới 02 ha; đặc biệt là gần
           50% số hộ có diện tích dưới 0,5 ha. ĐBSH, MNPB và BTB và DHMT là các khu vực
           có diện tích đất bình quân/hộ thấp nhất. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát của IPSARD
           (2019), sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng gày càng tập trung vào những ngành
           chủ lực, những chuỗi có giá trị kinh tế cao. Trình độ lao động được nâng lên và bắt đầu
           xuất hiện nhiều các chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản. Có trên 90% số
           hộ có mức đầu tư vào SXNN tăng lên, đặc biệt là 100% hộ chăn nuôi và gần 93% hộ
           thủy sản tăng suất đầu tư. Tỷ lệ cơ giới hóa của hộ sản xuất đạt khoảng 46% ở hầu hết
           các vùng (trừ vùng MNPB). Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận tăng, và có gần 50% số hộ
           đang sử dụng các loại thuốc BVTV, phân bón có nguồn gốc sinh học. Trên cơ sở đó,
           có gần 95% số hộ sản xuất nông nghiệp đạt giá trị tăng cao hơn so với năm 2010. Bên
           cạnh đó, gần 80% số lao động nông nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm phi nông
           nghiệp ngay tại vùng nông thôn.

               4.3 Tác động đến liên kết chuỗi của hộ nông thôn
               Kinh tế hộ ngày càng được hỗ trợ bởi các liên kết chuỗi. Tính đến hết năm 2020, cả
           nước có trên 1.600 liên kết tiêu thụ nông sản, với 100% các liên kết có sự tham gia của
           kinh tế hộ. Các chuỗi liên kết giúp tiêu thụ ổn định cho hơn 50% sản phẩm trong chuỗi,
           làm tăng giá cổng trại cho khoảng 75% số nông sản trong chuỗi; giúp lợi nhuận của các
           chuỗi tăng lên 33% và đặc biệt là có trên 10% số chuỗi có cơ chế chia sẻ rủi ro rõ ràng
           với hộ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các hộ khi tham gia liên kết chuỗi được hỗ
           trợ tập huấn kỹ thuật, ứng trước tiền vốn không tính lãi và được hỗ trợ lưu kho bãi đối
           với những hàng hóa trong liên kết.


                                                208
   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215