Page 207 - Maket 17-11_merged
P. 207

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

               Đối với sản xuất nông nghiệp. Với các hệ thống thủy lợi hiện có, tổng năng lực tưới
           của toàn hệ thống bảo đảm cho khoảng 90% diện tích đất canh tác, trong đó diện tích đất
           trồng lúa được tưới đạt 7,482 triệu ha, 1,6 triệu ha rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày
           và cây dược liệu, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha, tiêu nước
           cho trên 1,72 triệu ha đất nông nghiệp và cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và
           công nghiệp. Các hệ thống công trình thủy lợi tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây
           trồng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng hiệu suất sử dụng đất, phân bổ
           lại nguồn nước tự nhiên, chống hiện tượng sa mạc hóa, cải tạo đất, cải tạo môi trường
           theo chiều hướng có lợi cho sản xuất và sinh hoạt, đã tạo điều kiện để định canh, định
           cư, giảm nạn đốt rừng làm nương của đồng bào miền núi.
               Đối với phòng chống lũ lụt. Đã xây dựng và củng cố được gần 6.000 km đê sông,
           trên 2.000 km đê biển để chống lũ lụt cho lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả, hơn
           8.000 km bờ bao ở đồng bằng Sông Cửu Long đã góp phần hạn chế tác hại của thiên tai,
           bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi cũng đã
           tạo nên 56 tỷ KWh điện; phục vụ hoạt động của trên 1.000 nhà máy nước ở gần 800 đô
           thị với tổng công suất cấp nước sạch khoảng 7,4 triệu m3/ngày. Các công trình thủy lợi
           như Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sông Đà, Hồ Dầu Tiếng, Hồ Kẻ Gỗ… ngoài chức
           năng chính còn kết hợp khai thác các hoạt động phục vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, tạo
           việc làm cho khu vực nông thôn. Điều này chứng minh sự đóng góp quan trọng của thủy
           lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
               3.3.2 Dịch vụ giống cây trồng

               Từ năm 2010 đến nay, đã công nhận được 685 giống cây trồng, 252 giống cây lâm
           nghiệp, 26 dòng/tổ hợp lai vật nuôi và 13 giống thủy sản. Từ các nguồn giống gốc, giống
           siêu nguyên chủng, giống đầu dòng, giống bố mẹ hạt lai,… dịch vụ giống ở nông thôn do
           các thành phần kinh tế thực hiện đã nhân các cấp giống tiếp theo phục vụ sản xuất. Trong
           lĩnh vực lâm nghiệp, đã tuyển chọn 3.330 cây trội, xây dựng 380 ha vườn giống, 20 vườn
           vật liệu giống cây đầu dòng. Hằng năm, các đơn vị thực hiện dự án giống lợn cung cấp
           khoảng 4.500 - 6.000 con lợn cái hậu bị ông bà. Mỗi năm, các cơ sở đã sản xuất khoảng
           40 tỷ con giống tôm sú; 100 tỷ con giống tôm chân trắng; giống nhuyễn thể 20 tỷ con.
               Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tỷ lệ sử dụng giống cấp TBKT hoặc
           tương đương trong sản xuất đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra (70%). Trong giai đoạn 2010-
           2018, gần 1.000 giống cây trồng, vật nuôi mới được đưa vào sản xuất. Ngày càng thu hút
           mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống, hằng năm họ đầu tư hàng trăm
           ngàn tỷ đồng để sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
               3.3.3 Dịch vụ khuyến nông và thú y
               Trong những năm qua, khuyến nông Việt Nam đang ngày đổi mới và phát triển, biết
           nắm bắt những xu hướng, công nghệ và các phương pháp hiện đại giúp nền nông nghiệp
           Việt Nam ngày càng phát triển mạnh hơn. Đặc biệt, năm 2018 là năm đánh dấu sự thay


                                                205
   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212