Page 202 - Maket 17-11_merged
P. 202
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1.4 Sự liên kết giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn dưới
tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thể hiện ở các nhóm/mối liên kết sau:
Nhóm liên kết sản xuất: Có liên hệ phụ thuộc lẫn nhau về đầu vào và đầu ra của hai
khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Người nông dân cần các sản phẩm của ngành
công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sơ chế nông sản tại chỗ, như máy móc,
công cụ, dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ đầu ra nông sản. Ngược lại, khu vực
phi nông nghiệp cũng cần đầu vào là sản phẩm của nông nghiệp và cung cấp các sản
phẩm đầu ra cho nông nghiệp.
Nhóm liên hệ về tiêu dùng, trong đó người nông dân mua sản phẩm của khu vực
sản xuất phi nông nghiệp phục vụ cho sinh hoạt, và ngược lại người sản xuất phi nông
nghiệp mua lương thực thực phẩm từ nông dân. Chú ý là trong sơ đồ này đã đơn giản hóa
quan hệ sản xuất các chủ thể chỉ được xét theo góc độ là người sản xuất tách biệt các sản
phẩm (nông nghiệp và phi nông nghiệp), mặc dù trong thực tế có sự giao thoa, đa dạng
hóa sản xuất của cả hai khu vực.
Nhóm liên kết về vốn và lao động, luồng vốn có thể di chuyển giữa hai khu vực.
Tiết kiệm của khu vực nông nghiệp có thể được đầu tư cho phát triển phi nông nghiệp.
Ngược lại, ở một thời điểm nào đó thu nhập từ phi nông nghiệp có thể được sử dụng cho
nông nghiệp. Năng suất lao động nông nghiệp tăng lên vừa có thể giải phóng lao động,
vừa tăng tỷ lệ lương trong khu vực phi nông nghiệp.
Nhóm mối quan hệ về chia sẻ rủi ro: Ở nông thôn, việc nông dân tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp là lý do quan trọng và là hành vi để chia sẻ rủi ro của sản xuất nông
nghiệp. Người nông dân thường đa dạng hóa họat động của mình không đơn giản chỉ
vì tăng thêm thu nhập và năng suất lao động phi nông nghiệp cao hơn, mà còn là đỡ rủi
ro hơn. Mặc dù vậy, trong thực tế hoạt động phi nông nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2. Tác động đến các hoạt động kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp nông thôn
Chuyển dịch kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ. Cùng với tái cấu trúc trong nội bộ ngành nông nghiệp, không gian nông thôn ngày
càng mở rộng hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Ngoài các khu, cụm công nghiệp và
trung tâm thương mại dịch vụ, nhiều hoạt động doanh nghiệp ngày càng mở rộng trên
địa bàn nông thôn. Số doanh nghiệp nông nghiệp tăng nhanh và sản xuất nông sản hàng
hóa có thêm nhiều năng lực mới. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, cả nước có 7.471
doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản, bình quân tăng 906,3 doanh nghiệp/năm.
Các doanh nghiệp nông, lâm ngư nghiệp sử dụng 249,24 nghìn lao động thường xuyên.
Trong đó, doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng 77,63%; lâm nghiệp 6,37%; và thủy sản
16,0%, doanh thu thuần bình quân của 1 doanh nghiệp nông nghiệp trong năm 2019 đạt
22,55 tỷ đồng.
200