Page 198 - Maket 17-11_merged
P. 198

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           dân trong sản xuất, thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 1.269 chuỗi
           nông sản an toàn được chứng nhận với 1.456 sản phẩm, 3.179 điểm bán các sản phẩm
           nông sản theo chuỗi giá trị. Xu thế này tỷ lệ thuận với tốc độ các xã đạt tiêu chí NTM số
           13 về tổ chức sản xuất như đã nêu ở phần trên.
               4. Tác động đến thu nhập và giảm nghèo ở nông thôn

               CNH, HĐH hóa đã góp phần đáng kể dến tăng thu nhập cua người dân. Thu nhập
           của người dân nông thôn bình quân cả nước tăng khá nhanh, từ năm 2010 đến 2018 tăng
           2,79 lần (từ 1,07 trđ/ng/tháng đến 2,99 trđ/ng/tháng). Tiêu biểu là ĐBSH: đến hết năm
           2018 thu nhập của người dân nông thôn trong vùng đạt 4,834 trđ/ng/tháng, tuy đứng thứ
           2 sau ĐNB 5,71 trđ, nhưng tốc độ tăng là cao nhất: 3,06 lần so với 2010, trong khi ở vùng
           ĐNB tăng 2,48 lần. Mức thu nhập tăng nhanh và cao của vùng ĐBSH tương hợp với số
           xã đạt chuẩn về thu nhập đạt tỷ lệ rất lớn (92,9%).
               Vùng Bắc trung bộ là vùng có tốc độ xây dựng NTM đứng thứ 3 cả nước, chỉ sau
           ĐBSH và ĐNB, tốc độ tăng thu nhập cũng khá nhanh, năm 2018 đạt bình quân 27,9 trđ,
           tăng gần 2,4 lần so với 2010. Tuy nhiên, trong vùng BTB có sự chênh lệch lớn về thu
           nhập giữa các xã của vùng, thể hiện ở chỗ: trong khi bình quân thu nhập đạt khá thấp (chỉ
           có 27,9 trđ), nhưng lại có tới 73,5% số xã đạt tiêu chí về thu nhập (với chỉ tiêu từ 36 trđ/
           ng/năm trở lên). Lý do: các xã chưa đạt tiêu chí về thu nhập có thu nhập hơn rất nhiều
           so với các xã đã đạt. Điều này chứng tỏ mức độ tác động nhất định của xây dựng NTM:
           các xã đạt tiêu chí này được đầu tư phát triển kinh tế khá tốt, giúp tăng thu nhập, trong
           khi các xã chưa đạt thì vẫn rất khó khăn.

                           Hình 5: So sánh thu nhập bình quân đầu người
                                  khu vực thành thị và nông thôn


















               Chương trình NTM cùng với CNH, HĐH đã góp phần rút ngắn khoảng cách chênh
           lệch thu nhập (theo tỷ lệ tương đối) giữa nông thôn và thành thị. Trong đó, nổi bật nhất
           là vùng ĐBSCL, chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn chỉ còn 1,41 lần, thấp
           hơn so với cả nước (còn 1,94 lần). Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước cũng giảm nhanh trong

                                                196
   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203