Page 199 - Maket 17-11_merged
P. 199
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
10 năm (2008-2018), bình quân 1,5%/năm, đến nay chỉ còn khoảng 4,5%. Vùng ĐBSH
có 93,1% số xã (cao nhất cả nước) đạt tiêu chí về hộ nghèo, đồng thời cũng là vùng tỷ lệ
hộ nghèo giảm rất nhanh: từ 8,3% (2010) xuống 1,79% (2018).
5. Tác động đến cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
Cơ giới hóa nông nghiệp được đặc biệt quan trâm trong quá trình CNH, HĐH đất
nước. Cơ giới hoá là quá trình thay thế những công cụ lao động dùng sức người và súc
vật bằng động lực của máy móc; thay thế công cụ lạc hậu bằng phương pháp công nghệ
và kỹ thuật tiên tiến. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mức độ cơ giới hóa
trong nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng cao ở các khâu trước và sau thu hoạch. Vào
năm 2020, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu làm đất trồng cây nông nghiệp đạt 94%; gieo trồng
42%; chăm sóc 77% và hoạch đạt 65%. Nhờ cơ giới hóa, năng suất và giá trị gia tăng
của sản phẩm nông nghiệp được nâng cao, tạo tiền đề để xây dựng nền nông nghiệp hiện
đại (Bộ NN&PTNT, 2020).
Hệ thống máy móc, thiết bị và động lực cơ khí nông nghiệp nước ta đã được tăng
cường cả về số lượng và chủng loại; nhiều loại thiết bị hiện đại đã được sử dụng. So với
năm 2011, số lượng máy kéo cả nước tăng khoảng 48%, máy gặt đập liên hợp tăng 79%,
máy sấy nông sản tăng 29%. Ngoài ra, ngành cơ khí trong nước đã sản xuất được động
cơ đốt trong; máy kéo công suất đến 30 mã lực (HP), chiếm khoảng 30% và máy liên
hợp gặt lúa chiếm 15% thị phần trong nước. Bình quân công suất máy động lực trong
nông nghiệp cả nước đạt chừng 1,4 HP/1 ha đất canh tác (Bộ NN&PTNT, 2020). Cùng
với trang thiết bị trên đồng ruộng, ngành cơ khí chế tạo đã có trên 7.800 cơ sở sản xuất
với 95 doanh nghiệp quy mô vốn trên 500 tỷ đồng và gần 100 cơ sở chuyên chế tạo máy,
thiết bị nông nghiệp. Tại nhiều địa phương, máy móc phục vụ sản xuất đã được nông dân
mua sắm ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu giá tăng trong nông nghiệp.
Mức độ cơ giới hóa nông nghiệp của Việt Nam còn có khoảng cách khá xa so với
nhiều nước trên thế giới. Trang bị động lực bình quân cho 1 ha đát canh tác mới đạt 1,4
mã lực (HP), thấp thua gần 3 lần Thái Lan (4 HP/ 1 ha đất canh tác) và hơn 7 lần so với
Hàn Quốc (10 HP/1 ha đất canh tác). Điều đáng quan ngại là, Việt Nam phải nhập khẩu
trên 70% máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, thị phần trong nước chỉ chiếm khoảng
30%. Từ góc nhìn xã hội, Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam cho rằng, cơ giới hóa nông
nghiệp chưa được đầu tư tương xứng. Trong 10 năm gần đây, ngành ngân hàng mới giải
ngân 11.000 tỉ đồng và hỗ trợ khoảng 1.000 tỉ đồng lãi suất để khuyến khích đầu tư cơ
giới hóa nông nghiệp (Bộ NN-PTNT, 2020).
Cơ giới hóa nông nghiệp tiếp tục phát triển. Năm 2016 có trên 7,3 triệu chiếc máy
kéo và máy nông nghiệp, tăng 74,0% so với năm 2011. Riêng máy kéo có 774,8 nghìn
chiếc, tăng 45,5%. Trong đó máy kéo lớn công suất từ 35 CV trở lên có 32,2 nghìn chiếc,
tăng 92,4%; máy kéo hạng trung công suất trên 12 CV đến dưới 35 CV có 290,6 nghìn
197