Page 201 - Maket 17-11_merged
P. 201
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.2 Sự liên kết giữa các ngành kinh tế nông thôn ngày càng chặt chẽ hơn nhờ
các tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sự phát triển của ngành này là điều kiện, tiền đề cho ngành kia phát triển. Đối với
các nước chậm và kém phát triển, từ nông nghiệp đi lên, thì thành công của CNH, HĐH
nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều các ngành khác đặc biệt là công nghiệp mà chúng ta sẽ
đề cập sâu hơn ở chuyên đề khác.
Ngay ở nông thôn, giữa nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp có mối quan
hệ tương hỗ rất chặt chẽ, không cạnh tranh nhau, có tác động thúc đẩy nhau. Bởi nếu
không có thị trường nông thôn, công nghiệp và dịch vụ nông thôn, thì rất khó và rất chậm
để có được nền nông nghiệp hàng hóa. Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp giúp
nông dân phát triển tư duy kinh doanh. Cả quá trình ĐTH, di cư tạm thời hay lâu dài ra
khỏi nông nghiệp, nông thôn cũng hỗ trợ cho phát triển của nông nghiệp.
Lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, trình
độ chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất được nâng cao, thì các khâu sản xuất ra nông
sản cuối cùng càng có liên quan mật thiết với nhau và dẫn đến việc hình thành các mối
liên kết giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
1.3 Cơ chế liên kết giữa các ngành kinh tế nông thôn cũng thay đổi dưới tác động
của thay đổi liên kết kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Sự liên kết trong nội bộ ngành và giữa các ngành được biểu hiện thông qua quá
trình nhất thể hóa. Nhất thể hóa đó là sự xích lại gần nhau, quyện chặt với nhau, thống
nhất hữu cơ với nhau giữa các doanh nghiệp các ngành riêng biệt phụ thuộc lẫn nhau
trong quá trình sản xuất trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Về mặt kinh tế, sự nhất thể hóa
(hay liên kết) này được thể hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định về sản xuất, kỹ thuật và
kinh tế đảm bảo cho quá trình sản xuất phát triển một cách cân đối nhịp nhàng.
Xu hướng nhất thể hóa cũng là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng địa
phương, từng vùng lãnh thổ và trong cả nước. Trước hết là chuyển dịch lao động nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đồng thời với nó là nhiều phân đoạn sản xuất tách
khỏi nông nghiệp, chuyển sang công nghiệp chế biến, hay công nghiệp sản xuất tư liệu
sản xuất phục vụ nông nghiệp. Từ đó hình thành các trung tâm đô thị, kéo theo số dân phi
nông nghiệp tăng lên, số dân nông nghiệp giảm cả về tuyệt đối và tương đối.
Sự chuyển dịch đó thúc đẩy chuyển dịch các dòng hàng hóa từ nông nghiệp sang
công nghiệp và ngược lại một cách nhanh chóng hơn. Ở một chiều, ngành nông nghiệp
cung cấp các nguyên vật liệu và lương thực, thực phẩm cho những ngành công nghiệp
may mặc, dệt, chế biến lương thực, thực phẩm... Ở chiều ngược lại, sản phẩm một số
ngành công nghiệp tác động trực tiếp đến toàn bộ ngành nông nghiệp, như máy móc,
thiết bị, hóa chất, vật tư đầu vào và các sản phẩm tiêu dùng công nghiệp khác.
199