Page 206 - Maket 17-11_merged
P. 206

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           giao các quy trình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đồng bộ, thông minh, phù hợp và có
           hiệu quả cao so với điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn của nông nghiệp nước ta, nên
           kết quả phát triển cơ giới hóa nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
               CNH, HĐH đã tạo điều kiện để sản xuất NLTS gia tăng cơ hội sử dụng máy móc,
           trang thiết bị phục vụ sản xuất, từ đó tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản
           phẩm. Kết quả điều tra NN, NT vào năm 2020 cho biết sự gia tăng sử dụng máy móc.

           Bảng 4: Máy móc, thiết bị phuc vụ sản xuất nông lâm thủy sản, hộ nông dân, công
                   trình thủy lợi, công nghiệp - xây dựng/ bình quân 100 hộ cả nước

                              2016 (cái)     2020 (cái)   Tăng giảm (cái)  So sánh (lần)
            Ô tô                0,19            0,7            0,6             3,9
            Máy phát điện       0,36            1,9            1,6             5,4
            Máy bơm nước        29,7            34,8           5,2             1,2
            Lò, máy sấy SP       0,8            0,56           -0,2            0,7

                                 Nguồn: TCTK, điều tra NN, NT 6/2020.
               Trong 5 năm gần đây các hộ nông dân trong NLTS đã gia tăng sử sử dung máy móc,
           thiết bị trong sản xuất như: ô tô, máy phát điện, máy bơm nước. Chỉ riêng thiết bị lò sấy
           và máy sấy giảm đi, lý do là các hoạt động này đã được các nhà máy lớn thực hiện, hộ
           nông dân chỉ thu hoạch sản phẩm tươi và bán thẳng cho các nhà máy chế biến, không
           thực hiện sấy khô như trước nữa. Việc tăng sử dụng ô tô trong sản xuất NLTS (gần 4 lần
           trong 5 năm) cho thấy sự thay đổi rất quan trọng trong cơ giới hóa khâu vận chuyển vật
           tư, sản phẩm. Giảm nhẹ sự nặng nhọc và tăng hiêu quả hoạt động này.  Rõ ràng, chỉ khi
           CNH, HĐH thực sự tác động đến nông nghiệp một cách toàn diện, thì chúng ta mới có
           điều kiện phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, tạo ra thị trường lớn cho công nghiệp cơ
           khí và các dịch vụ kỹ thuật đi kèm.
               3.3 Tác động của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến dịch vụ nông thôn

               3.3.1 Dịch vụ thủy lợi
               Thủy lợi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đời sống dân sinh,
           đảm bảo an ninh nguồn nước. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, trong thế kỷ 20 dân
           số thế giới tăng lên 3 lần trong khi tài nguyên nước được khai thác tăng lên 7 lần. Việt
           Nam có tài nguyên nước phong phú, lượng nước bình quân đầu người trên 9.000 m3/
           năm. Ngành thủy lợi đã quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước bước đầu
           mang lại hiệu quả, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai và
           các ngành kinh tế khác như giao thông, thủy điện, khai thác cảnh quan du lịch, bảo vệ
           môi trường sinh thái.



                                                204
   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211