Page 205 - Maket 17-11_merged
P. 205

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

               Các sản phẩm chế biến chính đều tăng trong giai đoạn 2014 – 2018. Điển hình là
           sản lượng thức ăn thủy sản, sữa tươi, dầu thực vật tinh luyện, thủy sản ướp đông, sữa
           bột năm 2018 tăng so với 2014 lần lượt là 61%, 49%, 35%, 34% và 34%.  Tuy nhiên, do
           công nghiệp chế tạo trong nước chưa phát triển đến trình độ cao (mới chỉ ở mức 4/7),
           trang thiết bị chế biến nhiều lĩnh vực phải nhập khẩu, có giá cao so với khả năng đầu tư
           ở khu vực nông thôn, cùng với đó, kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chế biến
           còn nhiều hạn chế, kém đồng bộ, chưa thành chuỗi khép kín, nên công nghiệp chế biến
           tinh, có giá trị gia tăng cao còn chậm phát triển.
               Nhìn chung, trình độ chế biến nông sản của nước ta hiện nay còn thấp, đa số DN
           chế biến có quy mô nhỏ lẻ, gần 80% là chế biến thô, công suất chỉ đạt 5 - 10% sản lượng
           nông sản. Có tới hơn 70% DN, cơ sở chế biến nước ta có trình độ công nghệ ở mức trung
           bình trở xuống, lạc hậu hơn so với thế giới. Tuy nhiên, nước ta còn ít ngành hàng có
           công nghệ hiện đại để cho ra những sản phẩm chế biến sâu. Nhiều mặt hàng rau quả (như
           thanh long, vải, nhãn, cà chua, các loại củ…) mới chỉ khai thác lợi thế và giá trị tiêu thụ
           tươi, chưa được đồng hành với hệ thống sơ chế, chế biến sâu để tạo ra sản phẩm có giá
           trị cao từ những nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn tiêu thụ tươi hoặc hỗ trợ cân đối đầu ra
           trong lúc chính vụ, kéo dài thời gian tiêu thụ.
               3.2 Tác động đến ngành công nghiệp cơ khí phục vụ phát triển nông nghiệp

               Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
           tình hình cơ giới hóa nông nghiệp đã có bước phát triển tích cực. Từ năm 2011 đến nay,
           số lượng máy kéo cả nước đã tăng hơn 50%, trong đó, máy kéo cỡ lớn (trên 35 mã lực)
           tăng 92,4%, máy kéo cỡ trung (18 - 35 mã lực) tăng 31,3% và máy kéo cỡ nhỏ (dưới 12
           mã lực) tăng 53,5%. Máy gặt đập liên hợp tăng khoảng 80%. Máy chế biến thức ăn thủy
           sản tăng hơn hai lần. Máy, thiết bị phun thuốc BVTV tăng hơn ba lần. Trang bị động lực
           bình quân trong sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 2,4 HP/ha canh tác. Mức độ cơ giới
           hóa bình quân cả nước trong một số khâu sản xuất nông nghiệp đã đạt mức độ khá cao,
           cụ thể: làm đất trồng cây đạt 93%; vận chuyển gần 100%; thu hoạch đồng bộ hơn 50%…
           cơ giới hóa được đẩy mạnh đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho sản xuất nông nghiệp, tiết
           kiệm được tối đa chi phí và giải phóng sức lao động cho nông dân.

               Trên cơ sở phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo máy, Việt Nam hiện đã sản xuất
           30% máy móc phục vụ nông nghiệp (đặc biệt máy liên hợp gặt lúa trong nước chế tạo
           chiếm 30% thị phần, máy xay xát lúa gạo chiếm 90% thị phần). Tuy nhiên, tình trạng
           cũng tương tự như ngành công nghiệp chế biến. Một mặt do trình độ ngành cơ khí chế
           tạo trong nước chưa cao, nhiều loại máy móc như động cơ, máy kéo công suất lớn, các
           liên hợp gieo cấy, canh tác, thu hoạch, chăm sóc hiện đại, đa năng, cần độ chính xác cao,
           đa phần đều phải nhập khẩu, có giá cao so với khả năng đầu tư của các chủ hộ, trang trại,
           thậm chí của doanh nghiệp nông thôn. Mặt khác, các hạn chế trong nghiên cứu, chuyển


                                                203
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210