Page 200 - Maket 17-11_merged
P. 200

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           chiếc, tăng 31,3%; máy kéo nhỏ công suất từ 12 CV trở xuống có 452,1 nghìn chiếc,
           tăng 53,5%. Ngoài ra, còn có 28,1 nghìn chiếc máy gieo sạ, tăng 9,0% so với năm 2011;
           25,7 nghìn chiếc máy gặt đập liên hợp, tăng 77,1%; 189,0 nghìn chiếc máy gặt khác, gấp
           hơn 2,8 lần; 80,1 nghìn lò và máy sấy nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 25,8%; 137,2
           nghìn máy chế biến thức ăn gia súc, tăng 90,6%; 14,2 nghìn máy chế biến thức ăn thủy
           sản, gấp 2,2 lần; 3,3 triệu máy bơm nước, tăng 52,2%; 1,8 triệu bình phun thuốc trừ sâu
           có động cơ, gấp 3,1 lần.
               Không chỉ tăng về số lượng, nhiều loại máy, thiết bị dùng trong nông nghiệp có
           tiến bộ rõ rệt về công nghệ, như các loại máy kéo cỡ lớn tăng nhanh hơn cỡ nhỏ, đáp
           ứng tốt hơn nhu cầu tăng năng suất, phù hợp với quy mô sản xuất lớn hơn, làm dịch
           vụ cơ giới hóa hiệu quả hơn. Các thiết bị làm khô nông sản chuyển từ hệ máy sấy cỡ
           nhỏ, lạc hậu sang cỡ vừa và lớn, quy mô công suất tăng đáng kể, đồng thời ứng dụng
           công nghệ tiên tiến hơn. Hệ máy canh tác lớn đi theo máy kéo cỡ lớn ngày càng phổ
           biến, tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ cơ khí nông nghiệp, nâng cao chất
           lượng canh tác, trình độ chuyên môn hóa và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng
           thời cải thiện tốt hơn điều kiện làm việc của người sử dụng, tăng năng suất, giảm nhẹ
           cường độ lao động nông nghiệp theo hướng biến nghề nông thành nghề nhẹ nhàng,
           nhàn hạ hơn. Tốc độ giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp nhanh hơn so với giảm tỷ trọng
           NLTS trong GDP những năm qua phản ánh phần nào năng suất lao động đã tăng lên,
           tuy nhiên còn chậm.

               VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
           ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ HỘ GIA ĐÌNH

               1. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến xu thế chuyển dịch cơ cấu
           kinh tế nông thôn

               1.1 Cơ cấu kinh tế nông thôn truyền thống thay đổi từ thuần nông sang đa ngành
           nghề, tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp
               Các hộ dân nông thôn vốn gắn liền với truyền thống sản xuất nông nghiệp đang
           thay đổi sinh kế, chuyển sang hoặc làm thêm nhiều ngành nghề và hoạt động sinh kế
           khá đa dạng nhờ các tác động trực tiếp của CNH, HĐH. Các nguồn thu nhập phi nông
           nghiệp đóng góp đáng kể vào thu nhập hộ. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển
           dịch theo hướng tích cực hơn: tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm, tỷ trọng giá
           trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng. Trong khi sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
           vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định trong nhiều năm, thì việc phục
           hồi làng nghề thủ công truyền thống, phát triển làng nghề mới, phát triển công nghiệp
           nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, được chú trọng
           đầu tư phát triển.


                                                198
   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205