Page 194 - Maket 17-11_merged
P. 194
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
không phải chỉ của riêng khu vực nông thôn, vì vậy cần thiết phải đặt cơ cấu kinh tế nông
thôn trong cả nền kinh tế để thấy được toàn diện các yếu tố.
Quá trình trung tâm của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là công nghiệp hoá, theo
đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ thúc đẩy công nghiệp hoá. Thông qua quá trình công
nghiệp hoá, tức là chuyển dần lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, năng suất lao
động tăng lên trong cả hai khu vực và qua đó thu nhập của xã hội tăng lên. Đây chính là
động lực của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hay nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu
lao động chính là yếu tố quan trọng nhất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng rất phức tạp. Những yếu tố có thể là lợi thế so sánh,
thị trường, các tiến bộ KHKT, mức tăng nhu cầu tiêu dùng, khả năng tích lũy vốn đầu tư,
thể chế, hay vai trò của Nhà nước. Ngoài ra còn các yếu tố kinh tế xã hội khác nữa như
vấn đề phân phối thu nhập, các giá trị truyền thống, những tác động bất thường từ bên
ngoài hay bên trong của nền kinh tế.
Trên thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn diễn ra đồng thời và có mối quan hệ hữu cơ với nhau, vì vậy khi nghiên cứu,
người ta thường đặt vấn đề nghiên cứu tổng thể cả hai quá trình trên với tên gọi là chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ng-
hiệp, nông thôn thể hiện ở việc đa dạng hoá sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp
nhằm rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao động nông
nghiệp và tăng thu nhập của hộ nông dân.
V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CNH, HĐH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG
THÔN
1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế
CNH, HĐH có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, gần đây mặc
dù ảnh hưởng của nhiều yếu tố, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ước đạt
3,84%, trong đó nông nghiệp (gồm trồng trọt và chăn nuôi) tăng 3,71%, lâm nghiệp tăng
3,98%, thủy sản tăng 4,25%. Đáng chú ý, tốc độ tăng GDP toàn ngành trong 6 tháng đầu
năm 2021 đạt 3,82%. Trong lĩnh vực trồng trọt, về sản xuất lúa, đến hết tháng 6, cả nước
gieo cấy được khoảng 5,23 triệu ha lúa, tương đương cùng kỳ năm 2020. Năng suất gieo
trồng đạt 67,3 tạ/ha (tăng 2,4 tạ/ha), nên sản lượng đạt trên 21,83 triệu tấn, đáp ứng đầy
đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, chế biến, thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Trên lĩnh
vực chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm, đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát triển
mạnh. Đàn bò tăng khoảng 2,5%, đàn lợn tăng 11,6%, đàn gia cầm phát triển tốt với mức
193