Page 191 - Maket 17-11_merged
P. 191
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
chất lượng các mối quan hệ kinh tế ngành, vùng và thành phần kinh tế nhằm đạt tới một
cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, tạo thế và lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã
hội. Cơ cấu kinh tế là tỷ lệ của các khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ) và của các nhân tố sản xuất (nguồn lợi tự nhiên, vốn và lao động) có tác dụng thúc
đẩy quá trình công nghiệp hoá. Theo H. Chenery (1988) chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của sản
phẩm quốc dân (GNP), bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, sự thay đổi
về nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác
động trực tiếp đến quá trình kinh tế xã hội có liên quan như đô thị hoá, biến động dân số,
thay đổi trong việc thu nhập.
Chenery và Syrquin (1986) đã nêu ra các giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
các nước như sau:
1) Giai đoạn sản xuất sơ cấp, khi thu nhập là 100 - 600 $/người, với tốc độ tăng
trưởng khoảng 4 - 5%/năm. Trong giai đoạn này, dịch vụ và nông nghiệp đóng góp nhiều
nhất cho sự tăng trưởng, tích luỹ vốn còn thấp, lao động tăng nhanh, năng suất các yếu
tố sản xuất tăng chậm, nhưng lại có ý nghĩa hơn vốn đầu tư.
2) Giai đoạn công nghiệp hoá, khi thu nhập khoảng 600 - 7200 $/người, tốc độ tăng
trưởng khoảng 5 - 7%/năm. Trong giai đoạn này, đóng góp của công nghiệp và cơ sở
hạ tầng là chủ yếu và ngày càng tăng, đóng góp của khối dịch vụ thời gian đầu cao, sau
giảm dần, đóng góp của nông nghiệp ngày càng thấp. Sự đóng góp của vốn có tính chất
quyết định nhất.
3) Giai đoạn kinh tế đã phát triển, khi thu nhập trên 7200 $/người, tốc độ tăng
trưởng giảm xuống còn 4 - 5 %/năm. Trong giai đoạn này, đóng góp của công nghiệp và
cơ sở hạ tầng còn cao nhưng của dịch vụ giảm dần. Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vẫn
đóng góp cao nhưng lan dần ra các khu vực khác, nhất là trong nông nghiệp.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là quá trình chuyển từ nền
kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế có xu thế chuyển dịch trước
đây từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và gần đây là từ công nghiệp sang dịch vụ.
Theo Kuznets quy luật của sự chuyển dịch cơ cấu thể hiện các xu hướng của nhu cầu,
sản xuất, buôn bán và việc sử dụng nhân tố sản xuất. Nurkse (1961) phân các nước
thành 3 kiểu chiến lược phát triển bao gồm: tăng trưởng qua xuất khẩu sản phẩm thô;
tăng trưởng qua xuất khẩu hàng tiêu dùng chế biến; và mở rộng sản xuất cho thị trường
trong nước.
190