Page 186 - Maket 17-11_merged
P. 186
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM
1. Sự cần thiết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở
Việt Nam
CNH, HĐH đã sớm được đề cập ngay từ trước thời kỳ Đổi mới nhưng phải đến
Hội nghị giữa nhiệm kỳ, nghị quyết Hội nghị TW 7 khóa VII (tháng 7/1994) mới đưa ra
định nghĩa cụ thể về CNH, HĐH đất nước. Theo đó CNH, HĐH được hiểu là “quá trình
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý
kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên
sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ KHCN, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
CNH, HĐH tiếp tục được phát triển trong các kỳ Đại hội Đảng tiếp theo. Đại hội
Đảng lần thứ VIII năm 1996, đặt ra nhiệm vụ “công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn” và lần đầu tiên, các nội dung chính của công tác này được đề ra là
“Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh,
có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá,
sinh học hoá... Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản…”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về
đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2011-2020” đã đưa ra quan niệm
tổng quát về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn như sau: “CNH, HĐH nông nghiệp là
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với
công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng
dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị,
kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu của sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường”;
Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng, ngày 18 tháng 3 năm
2002 về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 đã cụ thể hóa
những nội dung về CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn như sau: “Công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ
khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu KH và CN, trước hết là công
nghệ sinh học đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông
nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng
hoá trên thị trường” và “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao
động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông
nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo
185