Page 187 - Maket 17-11_merged
P. 187

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây
           dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất
           và văn hoá của nhân dân ở nông thôn”.
               Các nội dung chính của CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam được thể
           hiện thông qua Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng, ngày 18 tháng
           3 năm 2002 về đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 đã đưa
           ra 4 nội dung cơ bản về CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam bao gồm: Chuyển
           dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp
           chế biến và thị trường; Thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các
           thành tựu KHCN, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp; Chuyển dịch cơ cấu kinh
           tế, lao động nông thôn; Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.
               Sang giai đoạn 2011 - 2015, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
           khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu ra các nội dung chủ yếu
           của CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, bao gồm: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo
           hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Phát
           triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững, trong đó chú trọng cả rừng sản xuất, rừng phòng
           hộ và rừng đặc dụng. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch, phát
           huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường; Xây dựng NTM: Quy hoạch phát triển nông
           thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ
           và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng NTM phù
           hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ
           gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh
           xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng
           đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn và triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo nghề
           cho lao động nông thôn.
               2. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn từ 2008
           đến nay
               2.1 Giai đoạn 2008 - 2018

               Đây là phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn và nông dân (Tam nông). Trước
           khoảng cách ngày càng giãn ra giữa nông nghiệp-công nghiệp, kinh tế nông thôn-đô thị,
           NQTW 26 (2008) chính thức xác định tầm quan trọng chiến lược của nông nghiệp, nông
           dân, nông thôn trong chiến lược công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, với nhiệm vụ
           phát triển nền nông nghiệp “toàn diện, theo hướng hiện đại”. Điểm mới là nhấn mạnh
           đến vai trò quan trọng của việc đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất: liên kết giữa hộ
           nông dân với doanh nghiệp, phát triển HTX, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, phát triển
           doanh nghiệp nông thôn. Điểm quan trọng thứ hai là Nghị quyết nhấn mạnh đến vai trò
           tự chủ của người dân, trước hết là cư dân nông thôn. Tuy nhiên, những thay đổi tư duy

                                                186
   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192