Page 192 - Maket 17-11_merged
P. 192
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Adelman và Morris (1967) mở rộng phương pháp của Kuznets, phân tích mối quan
hệ giữa các mặt kinh tế, xã hội và chính trị của các nước. Họ phân tích thêm sự phân phối
thu nhập. Các yếu tố điển hình được chú ý lúc nghiên cứu là lao động thừa, công nghiệp
hoá, thay đổi nhu cầu (hiệu ứng Engel), tăng năng suất lao động khác nhau giữa các khu
vực, sự chuyên môn hoá quốc tế. Đây chính là các yếu tố động lực của chuyển đổi cơ cấu
kinh tế. Xu hướng khác trong nghiên cứu sự chuyển dịch kinh tế là mô hình hoá. Các mô
hình tập trung vào các nhân tố như tăng trưởng của nhu cầu trong nước, xuất khẩu, thay
thế nhập khẩu và nhu cầu trung gian như thay đổi kỹ thuật. Mô hình hoàn chỉnh nhất là
mô hình KWC (Kelley, Williamson và Cheetham, 1972) là một mô hình 2 khu vực: khu
vực công nghiệp thành thị (S1) và khu vực nông nghiệp nông thôn (S2). Các nhân tố có
tính nhị nguyên của hai khu vực là: dân số, nhu cầu và công nghệ để mô phỏng hậu quả
của cơ cấu đến tốc độ và bản chất của tăng trưởng.
Tuy nhiên, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn nói riêng không đơn giản như thế. Killick (1993), chuyên gia Viện
phát triển hải ngoại (Anh) đã nghiên cứu quá trình điều chỉnh của các nền kinh tế đang
phát triển tổng kết rằng có rất nhiều yếu tố khác nữa ảnh hưởng đến sự chuyển dịch hoặc
điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia. Trước tiên là cán cân thương mại: một nước
muốn phát triển mà sử dụng nông nghiệp làm ngành chủ đạo, thì nước đó phải xuất khẩu
nông sản để bù đắp các chi phí nhập khẩu các sản phẩm chế biến, trang thiết bị máy móc
sản xuất và tiêu dùng không ngừng gia tăng trong nước. Tuy nhiên đây là nhiệm vụ khó
thực hiện được của nông nghiệp bởi nhu cầu nông sản của thế giới tăng rất chậm và tỉ
trọng ngoại thương của hàng nông sản luôn giảm do giá nông sản thế giới luôn trong xu
thế đi xuống.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi cơ cấu các ngành trong khu
vực nông nghiệp. Đối với khu vực nông lâm ngư (nông nghiệp theo nghĩa rộng), sự
chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng lâm nghiệp, ngư
nghiệp. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước:
lúc đầu tập trung vào việc tự túc lương thực, sau đấy chuyển sang sản xuất cây thức ăn
gia súc và chăn nuôi, rồi các cây có dầu, đạm, rau và quả. Một xu hướng khác diễn ra
đồng thời trong nông nghiệp là chuyển dịch từ nông sản tươi sang nông sản chế biến.
Timmer (1988) chia quá trình phát triển ra làm 4 giai đoạn, trong đó vai trò của nông
nghiệp giữ các vị trí khác nhau.
191