Page 188 - Maket 17-11_merged
P. 188

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           quan trọng này chậm được thể hiện trong các chính sách của Nhà nước, kết quả là nông
           nghiệp tăng trưởng giảm dần, khi mà các nguồn tài nguyên tự nhiên ngày càng giới hạn
           và các động lực KHCN không được khai thác.
               Bộ NN và PTNT đã xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và được Chính
           phủ thông qua tháng 6 năm 2013. Ba nội dung quan trọng của Đề án là: (i) Khai thác và
           phát triển các sản phẩm có lợi thế; (ii) Phát triển chuỗi giá trị, gắn kết sản xuất với chế
           biến và kinh doanh; (iii) Đổi mới thể chế sản xuất, kinh doanh. Có thể nói, tư duy kinh tế
           thị trường xuất phát từ thực tiễn đổi mới đã cung cấp cho Đảng ta nhiều gợi ý đổi mới tư
           duy kinh tế hết sức quan trọng. Vấn đề đặt ra là có đủ quyết tâm chính trị để chấp nhận
           tư duy mới, có đủ kiên định để đề ra những chính sách đột phá, mang tính dài hạn trong
           phát triển nông nghiệp - nông thôn vượt qua được những thách thức và cám dỗ của các
           lợi ích ngắn hạn, cục bộ và tư tưởng nóng vội, chạy theo thành tích.

               2.2 Giai đoạn 2018 - 2021
               Đây là giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất
           nông nghiệp. Nghị quyết 26/2008 đã có nhiều đóng góp tích cực thông qua các chính
           sách được thể chế hoá như Xây dựng NTM, Cơ cấu lại nông nghiệp … Tuy nhiên các
           chính sách này đang gặp nhiều khó khăn trong định hướng để phù hợp với yêu cầu của
           giai đoạn cách mạng Công nghiệp 4.0. Trên thế giới cách mạng 4.0 có tác động đến Nông
           nghiệp từ khoảng 2017 và bắt đầu có ảnh hưởng đến Việt Nam.
               Tại Việt Nam, khái niệm Nông nghiệp số xuất hiện từ năm 2017 và được Chính
           phủ cũng như toàn xã hội đón nhận. Hiện nay, thuật ngữ nông nghiệp số được sử dụng
           rộng rãi bởi nhiều cá nhân, tổ chức học thuật, cơ quan chuyên môn và các tổ chức tài trợ.
           Tuy nhiên, chưa có định nghĩa chính thức về nông nghiệp điện tử trong các tài liệu của
           Việt Nam. Chỉ có định nghĩa chính thức về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Luật
           Công nghệ cao Việt Nam (2008) đã xác định công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng
           nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao; được tích hợp từ các thành tựu khoa
           học và công nghệ hiện đại; tạo ra các sản phẩm có chất lượng và tính năng ưu việt, giá trị
           gia tăng cao và thân thiện với môi trường; đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành
           một ngành sản xuất hoặc dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa các nhà sản xuất hoặc ngành
           dịch vụ hiện có.
               Hiện nay, Nông nghiệp số ở Việt Nam có thể coi là một hình thức nông nghiệp ứng
           dụng công nghệ cao và liên quan nhiều đến Nông nghiệp 4.0. Chính phủ và người dân đã
           thảo luận nhiều về Nông nghiệp điện tử hay Nông nghiệp kỹ thuật số như một bộ phận của
           Nông nghiệp 4.0. Với những đặc điểm và xu hướng mới, Công nghiệp 4.0 và nông nghiệp
           điện tử được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ đến ngành nông nghiệp Việt Nam.
           Các ứng dụng của công nghệ kỹ thuật số như AI và chip cảm biến có thể giúp tự động hóa
           tất cả các quy trình sản xuất, từ trồng cây con đến thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.

                                                187
   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193