Page 189 - Maket 17-11_merged
P. 189
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Nông dân sản xuất nhỏ coi Nông nghiệp số là các giải pháp canh tác kỹ thuật số
bằng cách ứng dụng CNTT và các công cụ di động cũng như công nghệ 4.0 để cho phép
họ đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu trong thời gian thực và giúp họ sử dụng ít hơn
và chính xác hơn lượng tài nguyên, bao gồm cả nước, đầu vào lao động và bảo vệ thực
vật, do đó giúp họ cải thiện năng suất và thu được nhiều lợi ích hơn trong sản xuất nông
nghiệp.
Tóm lại, tư duy lý luận về CNH, HĐH trong nông nghiệp nông thôn đã từng
bước đổi mới nhưng chậm hơn so với yêu cầu thực tế. Mặc dù đã được đề cập ngay từ
Đại hội VII và tiếp tục được đưa ra trong các Đại hội Đảng tiếp theo, nhưng chưa tạo
ra được những chuyển biến lớn trong thực tiễn. Một mặt, do thiếu đột phá lý luận về
quan hệ sản xuất để giải phóng lực lượng sản xuất trong bối cảnh các điều kiện khách
quan liên tục vận động; mặt khác, đổi mới tư duy chưa được hiện thực hóa trong các
chính sách của Nhà nước hoặc đã được thể hiện nhưng bất cập và ách tắc trong quá
trình triển khai.
3. Một số bài học kinh nghiệm về CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn
- Cần nhìn nhận lại vai trò và sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp Việt
Nam trong quá trình CNH, HĐH. Thực tế 30 năm đổi mới đã chứng minh nông nghiệp
là lực lượng tiên phong trong đổi mới, là nền tảng của quá trình phát triển kinh tế, là trụ
đỡ của đất nước trong các giai đoạn khó khăn. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
cả nước trong giai đoạn mới cần dựa trên lợi thế đặc biệt của ngành nông nghiệp để khôi
phục tăng trưởng và làm động lực cho giai đoạn phát triển mới. Đây là căn cứ để xác lập
mối quan hệ hữu cơ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và đô thị.
- Tăng trưởng nông nghiệp phải dựa trên tăng giá trị sản xuất thay vì tăng năng suất.
Trong quá trình 30 năm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, việc thúc đẩy tăng
trưởng nông nghiệp của yếu dựa vào sử dụng nhiều tài nguyên (sử dụng nhiều hơn về
đất đai, lao động) và tăng năng suất (giống cây con có năng suất cao). Cho đến nay, việc
mở rộng khai khẩn đất đai, sử dụng nhiều hơn lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn
đã không còn phù hợp. Do vậy, bài học cho tăng trưởng nông nghiệp hiện phải dựa trên
việc tăng giá trị, tức là tăng chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần hướng đến việc tăng tỷ trọng dịch vụ
và chế biến sâu nông sản và phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp không chỉ giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng chăn nuôi, hay thủy
sản mà phải tăng chế biến sâu nông sản và phát triển mạnh dịch vụ trong nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian qua, nhất là giai đoạn đầu của quá
trình CNH, HĐH chủ yếu thực hiện theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, và sau đó
là tăng thêm về thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, việc tăng tỷ
188