Page 213 - Maket 17-11_merged
P. 213
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
tuổi là ở nông thôn. Với những điểm yếu này, lao động nông thôn Việt Nam đang có
năng suất thuộc nhóm thấp nhất của Châu Á, là một nguyên nhân quan trọng làm suy
giảm đà tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây.
Hình 11: So sánh năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam và một số nước
ĐV: USD/lao động, Nguồn: WB, 2016
5.3 Một số vấn đề trong chuyển dịch lao động nông thôn- thành thị
Không chỉ chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, mà thực tế chuyển dịch cơ cấu
lao động, việc làm giữa nông thôn và thành thị dưới tác động của CNH, HĐH cũng bộc
lộ nhiều vấn đề. Đó đồng thời cũng là các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao
động ở nông thôn như đã nói ở trên.
Tăng trưởng kinh tế nói chung và của khu vực nông thôn nói riêng không đủ tạo
ra việc làm. Cụ thể, các ngành kinh tế truyền thống (đặc biệt là nông nghiệp) đã không
tạo ra được sự tăng mạnh về việc làm như đã diễn ra tại các nước khác (ví dụ Thái Lan
trong các quá trình chuyển đổi tương tự, Coxhead và Jiraporn 1999). Điều này làm cho
quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm chậm lại, khiến một lượng lao động vẫn bị kẹt lại
trong nông nghiệp với năng suất thấp, thu nhập thấp. Khu vực dịch vụ nông thôn tạo ra
nhiều việc làm, song chủ yếu là kinh tế tự làm và kinh tế hộ, có năng suất, tiền lương và
độ đảm bảo về việc làm thấp.
So với tốc độ cầu lao động và phát triển thị trường lao động, chất lượng cung lao
động, đặc biệt là lao động nông thôn chưa đáp ứng và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu việc
làm. Đó là nguyên nhân khiến cho lao động nông thôn vẫn tiếp tục bị dồn nén trong nông
nghiệp, các ngành truyền thống, khi di cư ra thành thị cũng chủ yếu làm việc trong nhóm
211