Page 216 - Maket 17-11_merged
P. 216
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
hoá, vay tín dụng, tiếp cận khuyến nông số, dịch vụ dự báo thời tiết khí hậu, dịch vụ BVTV,
dịch vụ bảo quản, vận chuyển, thu hoạch, tiếp cận thông tin về nhu cầu của người mua, các
tiêu chuẩn của thị trường, thông tin giá cả cập nhật. Các nguồn thông tin này được thu thập,
tích luỹ dần dần và tập hợp dưới dạng cơ sở dữ liệu mở, quản lý tập trung, do Bộ NN và
PTNT cùng với các doanh nghiệp cung cấp để mọi người dân có thể kết nối sử dụng. Hộ
nông dân, trang trại, HTX, hay doanh nghiệp sản xuất cũng có thể áp dụng các công nghệ
sản xuất của nông nghiệp chính xác, áp dụng công nghệ tự động hoá để có thể tối ưu hoá
từng phần của quá trình sản xuất với bón phân, tưới nước, xử lý thuốc BVTV đảm bảo an
toàn thực phẩm, giảm ô nhiễm môi trường với sự hỗ trợ của các nền tảng số. Cơ hội tiếp
đến ở khâu sau thu hoạch, quản lý chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc, truy xuất thông tin và
bán hàng thông qua thương mại điện tử với các nền tảng số do doanh nghiệp cung cấp. Các
nền tảng này cũng có thể đảm nhận luôn cả công tác hậu cần, vận chuyển. Với các công
nghệ số tiên tiến như Blockchain, IoT, AI do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, nông
dân có thể tiếp cận với mức chi phí phù hợp là hoàn toàn khả thi.
1.3 Các dịch vụ và đời sống của người dân nông thông được cải thiện
Người dân nông thôn cũng có cơ hội tiếp cận được các dịch vụ hành chính công do
nhà nước cung cấp và các dịch vụ xã hội khác thông qua các nền tảng Chính phủ số và
nền tảng xã hội số như NTM, Làng thông minh. Đời sống nông dân và bộ mặt kinh tế
nông thôn có những đổi thay rõ rệt. Từ một nước thường xuyên thiếu đói, hằng năm phải
nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, đến nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo
lớn thứ ba trên thế giới. Thu nhập và đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ
hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,8%/năm; Thu nhập bình quân đầu người/năm
ở nông thôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập của người dân đô thị, tăng 2,78 lần từ
mức 12,8 triệu đồng năm 2010 lên mức 38,9 triệu đồng/người năm 2018; khoảng cách về
thu nhập giữa nông thôn và thành thị giảm từ 2,1 lần năm 2010 xuống còn 1,8 lần năm
2018; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm nhanh (giảm bình quân khoảng 1,5%/năm). Trình
độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật của nông dân được nâng lên rõ rệt. Công tác chăm sóc sức
khỏe, khám, chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hóa, thông tin, thể thao được quan tâm và
thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
1.4 Tái cơ cấu ngành nghiệp đã có những kết quả tích cực
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả nhấn mạnh ưu tiên cho phát triển ngành hàng dựa
trên lợi thế vùng, phát triển chuỗi giá trị, phát triển KHCN và đổi mới thể chế. Những
đột phá trên đã được đặt ra từ đầu quá trình cải cách, nhưng không được thực hiện. Vì
vậy, quá trình phát triển chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa trên khai
thác tài nguyên, dẫn tới nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Với quyết tâm tái
cơ cấu mới, nếu lợi thế chính của đất nước là nông nghiệp được khai thác, thì có thể trở
thành trụ cột của cả nền kinh tế để khôi phục đà tăng trưởng trước đây, và mở ra hướng
phát triển mới theo chiều sâu.
214