Page 220 - Maket 17-11_merged
P. 220
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
còn phải đối mặt vưới nhiều thách thức trong thời gian tới. Đây cũng là thách thức đối
với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tương lai, rất cần có tác động tích cực của CNH,
HĐH và ĐTH hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.
2.3 Hệ thống thể chế, chính sách CNH, HĐH còn chưa đồng bộ
Quản lý của Nhà nước đối với một số lĩnh vực công nghiệp phục vụ sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông thôn còn chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa quản lý và giám sát
tốt về năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư trong công nghiệp. Một số chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp còn thiếu tổng thể, đồng bộ.
Chính sách phát triển công nghiệp nông thôn có nhiều nội dung chưa sát với thực tế,
không phù hợp; chưa gắn kết chặt chẽ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước và lợi thế quốc gia; chưa xác định đúng vai trò của do-
anh nghiệp nhà nước trong thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp, nông nghiệp và
nông thôn; thiếu chính sách đủ mạnh để tăng cường năng lực doanh nghiệp công nghiệp
tư nhân; chưa tạo lập được môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi, minh bạch, ổn định,
cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; việc lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên,
công nghiệp mũi nhọn để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH còn dàn trải; chính sách phát
triển công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp còn thiếu đồng bộ, tính khả thi thấp. Chính sách
huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển công nghiệp thiếu hiệu quả,
chưa có bước đột phá. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp thiếu
trọng tâm, trọng điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu.
2.4 Vai trò của các hiệp hội, tổ chức xã hội còn hạn chế
Các hoạt động phát triển nông nghiệp và nông thôn trong quá trình CNH, HĐH hóa
chưa phát huy hết được vai trò và tiềm năng của các hiệp hội, các tổ chức chức xã hội.
Việc tăng cường vai trò của cộng đồng, các tổ chức chính trị, xã hội ở nông thôn là điều
kiện tiên quyết để nâng cao vai trò chủ thể, trách nhiệm xã hội của người dân, cộng đồng
trong bảo vệ môi trường. Ngoài vấn đề người dân chưa đủ nhận thức, năng lực độc lập
thực hiện vai trò chủ thể còn có vấn đề liên quan chất lượng, hiệu quả hoạt động của các
tổ tổ chức để tăng cường vài trò giám sát hỗ trợ để hoàn thiện các chính sách phát triển
nông nghiệp và nông thôn trong bối cảnh CNH, HĐH và đáp ứng được các yêu cầu và
thách thức trong bối cảnh mới, tình hình mới.
2.5 Chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế vùng miền, địa phương
Trong khai thác tiềm năng, lợi thế và sử dụng nguồn lực; ngành nông nghiệp chưa
tạo được đột phá, nên hiệu hiệu quả còn thấp ở nhiều địa phương. Lực lượng lao động dồi
dào là một lợi thế phát triển nhưng việc đào tạo và sử dụng lại chưa thật sự phù hợp nên
chất lượng lao động rất thấp. Năm 2020, lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong
độ tuổi lao động chưa qua đào tạo lên tới 12,57 triệu người, chiếm gần 90% số lao động
218