Page 38 - Maket 17-11_merged
P. 38

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

               Chương trình giống đã phát huy hiệu quả, góp phần làm tăng năng suất và chất lượng
           của nhiều loại nông lâm thủy sản. Tỷ lệ sử dụng giống mới trong sản xuất lúa đạt 90% ở
           phía Bắc, 65% ở phía Nam. Lĩnh vực chăn nuôi tỷ lệ lợn lai, lợn ngoại năm trên 95%, tỷ
           lệ bò lai tăng lên 65 %. Ngành lâm nghiệp, với 90% giống được kiểm soát trong trồng
           rừng kinh tế; tuyển chọn, tạo giống mới, nhân giống bằng công nghệ mô, hom đưa vào
           sản xuấ. Ngành thủy sản, nâng cao tỷ lệ sống của cá tra từ bột lên hương đạt 45,1% và
           từ hương lên giống đạt 95,16%, sản xuất tôm hậu bị chọn lọc cho phát tán được 50.000
           con. Hiện nay cả nước đã có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía,
           bông, cây ăn quả... được dùng giống mới; có 650 giống cây trồng, giống cây lâm nghiệp,
           giống vật nuôi, giống thủy sản mới được phổ biến. Lĩnh vực Trồng trọt công nhận 389
           giống cây trồng và 179 TBKT; lĩnh vực Chăn nuôi 64 giống vật nuôi và 44 TBKT; lĩnh
           vực Lâm nghiệp công nhận 177 giống cây lâm nghiệp và 22 TBKT; lĩnh vực Thủy sản
           công nhận 13 giống thủy sản và 23 TBKT; lĩnh vực Thủy lợi và Phòng chống thiên tai
           công nhận 35 TBKT…Năng suất một số vật nuôi, cây trồng đạt cao so với các nước
           trong khu vực và thế giới: lúa đứng đầu ASEAN; cá tra, hồ tiêu đứng đầu thế giới; cà phê,
           cao su đứng thứ hai thế giới. Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được
           triển khai mạnh mẽ, xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở sản xuất có đầu tư nhà lưới, nhà
           kính, nhà màng đem lại năng suất, hiệu quả cao trong lĩnh vực trồng hoa, rau. Nhiều cơ
           sở chăn nuôi công nghiệp áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, hiệu quả cao. Nhiều
           doanh nghiệp đầu tư vốn lớn sản xuất nguyên liệu và chế biến nông sản với công nghệ
           cao ngang tầm khu vực và quốc tế (chăn nuôi bò và chế biến sữa, chế biến thủy sản, chế
           biến rau, quả, cà phê, đồ gỗ và sản xuất thức ăn gia súc...).
               Chuyển đổi sang nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số được triển khai thực
           hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong trồng trọt, ứng dụng công nghệ IoT, Big Data...
           cho phép phân tích dữ liệu về môi trường, thổ nhưỡng, giống cây. Trong chăn nuôi, công
           nghệ IoT, blockchain, công nghệ sinh học được áp dụng ở trang trại chăn nuôi quy mô
           lớn. Trong lâm nghiệp, công nghệ ADN mã mạch giúp quản lý giống lâm nghiệp và lâm
           sản; áp dụng công nghệ viễn thám để giám sát, phát hiện sớm tình trạng mất rừng, suy
           thoái rừng. Trong thủy sản, thiết bị dò cá bằng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, điện
           thoại vệ tinh, máy thu lưới vây, hệ thống thu - thả lưới chụp, công nghệ viễn thám và
           hệ thống định vị toàn cầu giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ; công nghệ trí tuệ
           nhân tạo trong nuôi tôm giúp phân tích các dữ liệu về chất lượng nước, quản lý thức ăn
           và sức khỏe của tôm nuôi. Việc áp dụng công nghệ sinh học như công nghệ di truyền,
           kỹ thuật phân tích hệ gene để giúp chọn giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, kháng
           bệnh, tăng năng suất, chất lượng. Công tác xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của
           ngành nông nghiệp được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Đến năm 2020, đã xây dựng được
           1.169 tiêu chuẩn Việt Nam và 227 Quy chuẩn Việt Nam ngành nông nghiệp.

               Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tiếp tục được đẩy mạnh. Đầu tư

                                                37
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43