Page 39 - Maket 17-11_merged
P. 39

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           cho khuyến nông qua Bộ NN&PTNT khoảng 2.070 tỷ đồng (230 tỷ đồng/năm), tăng 4%/
           năm. Triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo cán bộ nghiên cứu, tăng cường trang
           thiết bị, đa dạng hóa các hoạt động khuyến nông, gắn với các mô hình sản xuất nông
           nghiệp hiệu quả được nhân rộng, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ, áp dụng kỹ
           thuật để tăng năng xuất sang sản xuất theo chuỗi giá trị.

               3. Những định hướng lớn về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời
           sống người dân nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

               Trong bối cảnh mới, phát huy thành quả đạt được sau gần 15 năm triển khai thực
           hiện Nghị quyết 26-NQ/TW và thực hiện định hướng “Xây dựng nền nông nghiệp sinh
           thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã
           đề ra, Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII phát triển, bổ
           sung, đã xác dịnh rõ 5 quan điểm chỉ đạo, mục tiêu đến 2030, tầm nhìn đến 2045 và 9
           nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Một số điểm mới, trọng tâm của Nghị quyết là:
               Một là, Khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí rất quan
           trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; và đề ra yêu cầu nguồn lực
           của đất nước phải tiếp tục ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
           theo hướng xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
               Nông dân văn minh: Nông dân có trình độ học vấn và năng lực tổ chức sản xuất
           tiên tiến, nếp sống văn minh, trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường;
           được thụ hưởng những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước tiếp cận các
           dịch vụ của đô thị.

               Nông nghiệp sinh thái: Quán triệt tinnh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về
           định hướng xây dựng nền nông nghiệp sinh thái; trên cơ sở nghiên cứu nông nghiệp sinh
           thái của Hội đồng FAO (năm 2019) đã phê duyệt 10 thành tố của nông nghiệp sinh thái
           gồm: tính đa dạng; chia sẻ kiến thức và đồng khởi tạo; tính tương hỗ; tính hiệu quả; sự
           tái tạo; sức chống chịu, giá trị xã hội nhân văn; truyền thống ẩm thực và văn hoá; quản
           trị có trách nhiệm; kinh tế tuần hoàn và vững chắc; thực tiến sản xuất nông nghiệp trong
           nước, Nghị quyết đã nêu: Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa
           giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh
           thái, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.
               Nông thôn hiện đại: Nông thôn phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh; có kết cấu
           hạ tầng đồng bộ tiệm cận đô thị; môi trường xanh, sạch, đẹp; đời sống văn hóa lành mạnh,
           phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hôi được bảo đảm.
           Nông thôn hiện đại có kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiếp cận các chuẩn mực
           đô thị; đời sống của người dân được nâng cao;  xã hội lành mạnh, phát huy bản sắc văn hoá
           dân tộc; môi trường xanh, sạch, có khả năng chống chịu cao trước biến đổi khí hậu, thiên


                                                38
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44